Trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 59 - 60)

- Nếu tồn tại BĐG, phụ nữ có sự tự tin và mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình và tham gia vào các lĩnh vực hoạt động của xã hội Họ trở nên độc lập, tự chủ

7 Định kỳ báo cáo kết quả hoạt dộng với cấp trên và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cùng cấp.

4.3.6. Trợ giúp pháp lý

Có các văn phòng tƣ vấn luật tại những thành phố lớn hay các tỉnh ví dụ nhƣ tại Hà Nội, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh, An Giang.... Tại các văn phòng trợ giúp pháp lý, nạn nhân có thể yêu cầu đƣợc trợ giúp về luật pháp để bảo vệ quyền của họ. Các nạn nhân là ngƣời nghèo, ngƣời có công với cách mạng, ngƣời cao tuổi hoặc trẻ em mố côi... có thể đƣợc các văn phòng này tƣ vấn miễn phí.

Dịch vụ trợ giúp pháp lý do các luật sƣ tƣ nhân hoặc các cơ quan chính phủ cung cấp.

4.3.7.Truyền thông, nâng cao nhận thức thay đổi hành vi.

Truyền thông, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi (gọi chung là thông tin tuyên truyền) đƣợc xem là một quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, cảm xúc và kỹ năng... để tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau giữa những ngƣời giao tiếp và ngƣời nhận dẫn đến những thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành động.

Mục đích thông tin tuyên truyền PCBLGĐ: nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ BLGĐ và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con ngƣời, gia đình Việt Nam. (Điều 9,Luật PCBLGĐ)

Mục tiêu cuối cùng của thông tin tuyên truyền về BLGĐ là: - Thay đổi nhận thức: nhận thức về pháp luật, Luật PCBLGĐ, Luật Bình đẳng giới, các ảnh hƣởng gây tác hại của BLGĐ.

- Thay đổi thái độ: thái độ không tôn trọng phụ nữ, không tôn trọng pháp luật.

- Thay đổi hành vi: hành vi bạo lực của thủ pham, hành vi chịu đựng đau khổ trong thời gian dài của nạn nhân.

Các hình thức thông tin tuyên truyền có thể là trực tiếp (giảng dạy, đào tạo, hội thảo, hội nghị...) hoặc gián tiếp (gửi thƣ, nói chuyện trên điện thoại, email, thông tin đại chúng (báo, tạp chí, phát thanh, chƣơng trình truyền hình...).

Thông tin tuyên truyền tại cấp cơ sở do nhiều cơ quan thực hiện nhƣng chủ yếu là cán bộ văn hóa xã hội, cán bộ Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)