Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm BLGĐ

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 35 - 40)

- Nếu tồn tại BĐG, phụ nữ có sự tự tin và mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình và tham gia vào các lĩnh vực hoạt động của xã hội Họ trở nên độc lập, tự chủ

2.2.3 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm BLGĐ

Nhóm thứ ba của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến PCBLGĐ bao gồm Bộ luật Hình sự (1999), Bộ luật Tố tụng hình sự (2003), Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (2002) và nghị định của Chính phủ về xử phạt hành chính liên quan đến BLGĐ, quy định các biện pháp hành chính đối với ngƣời vi phạm chẳng hạn nhƣ giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn, trung tâm giáo dục,v.v.

Bộ luật Hình sự nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (21/12/1999) quy định tội phạm và hình phạt đối với ngƣời phạm tội. Những ngƣời gây ra các hành vi bạo lực gia đình cấu thành một tội phạm cụ thể theo quy định trong Bộ luật Hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đó. Điều 48 quy định các tình tiết tăng nặng, trong đó khoản 1, điểm h nêu rõ: "Tình tiết tăng nặng bao gồm các tội phạm đối với trẻ em, phụ nữ mang thai, người già, người khơng có khả năng tự bảo vệ hoặc những người phải dựa dựa vào người vi phạm về vật chất, tinh thần, công việc hoặc những vấn đề khác". Chƣơng XII xác định các tội phạm xâm phạm đến

cuộc sống, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con ngƣời (từ Điều 93 đến Điều 121), nhiều tội phạm này có nguồn gốc từ bạo lực gia đình ví dụ, Điều 93 - giết ngƣời, Điều 100 - tội bức tử, Điều 104 - Cố ý gây thƣơng tích hoặc làm tổn hại sức khỏe của ngƣời khác. Việc cấu thành các tội phạm này thƣờng đƣợc xác định là tình tiết tăng nặng đối với các tội phạm mà nạn nhân là các thành viên gia đình của ngƣời phạm tội. Ví dụ, cố ý gây thƣơng tích hoặc tổn hại sức khỏe của những ngƣời khác sẽ đƣợc định nghĩa là hành vi phạm tội bất cứ khi nào mức độ tổn thƣơng từ 11-30%. Tuy nhiên, nếu nạn nhân là ông bà, cha mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng, trẻ em, phụ nữ mang thai, ngƣời già, ngƣời sức khoẻ yếu hoặc những ngƣời khơng có khả năng tự bảo vệ, hành vi này sẽ đƣợc xác định là hành vi phạm tội mặc dù mức độ thƣơng tích thấp hơn 11%. Chƣơng XV của Bộ luật quy định tội vi phạm quy định về hơn nhân và gia đình với 7 tội phạm cụ thể, trong số họ có nhiều tội phạm trực tiếp liên quan đến bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực gia đình đối với phụ nữ. (Xem Điều 146 -Tội ép buộc hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, Điều 147 -Tội vi phạm quy định một vợ một chồng, Điều 148 -Tội phạm về việc tổ chức tảo hôn, tảo hôn, Điều 151 - Tội ngƣợc đãi ông bà, cha mẹ, vợ hoặc chồng, con cái hoặc những ngƣời nuôi dƣỡng).

Bộ luật Tố tụng hình sự (26/11/2003), quy định thủ tục về việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan và ngƣời tiến hành thủ tục tố tụng; nghĩa vụ, thẩm quyền và nghĩa vụ của ngƣời tham gia vào quy trình tố tụng; quyền và nghĩa vụ của ngƣời có liên quan đến quá trình tố tụng, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan / tổ chức khác nhau và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự để chủ động phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm, kịp thời và nhanh chóng phát hiện và giải quyết các hành vi phạm tội để bảo đảm rằng khơng bỏ sót tội phạm và xét xử bất cơng. Bản án hình sự về tội phạm BLGĐ cũng đƣợc áp dụng theo luật này. Điều 4, 5, 6, 7 của Bộ luật là các quy định cụ thể liên quan đến PCBLGĐ.

Bộ luật Dân sự (14/6/2005), phần thứ 3 của Chƣơng XVII và Chƣơng XXI, quy định trách nhiệm dân sự, nghĩa vụ và bồi thƣờng ngoài hợp đồng bao gồm các quy định cụ thể về xác định thiệt hại và bồi thƣờng trong một số trƣờng hợp cụ thể. Bồi thƣờng thiệt hại (cả vật chất và tinh thần) do bạo lực gia đình gây ra là bồi thƣờng ngoài hợp đồng và các quy định nêu trên của Bộ luật Dân sự năm 2005 chính là cơ sở để xác định mức độ trách nhiệm. Bộ luật tố tụng dân sự ngày 15 Tháng 6 năm 2004 quy định các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; thủ tục của vụ kiện đối với vụ án dân sự, các vụ việc dân sự và việc thi hành án dân sự; nhiệm vụ và quyền lực của cơ quan pháp luật và của ngƣời chịu trách nhiệm tố tụng dân sự trong việc thực hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của ngƣời có liên quan đến tố tụng dân sự củng nhƣ các cơ quan tổ chức liên quan khác. Do đó, quy định về các vụ kiện đối với các xung đột liên quan đến hôn nhân và việc bồi thƣờng cho thiệt hại cho bên bị hại do bạo lực gia đình đƣợc áp dụng chiểu theo Bộ luật tố tụng dân sự.

Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (02/7/2002), và các văn bản pháp luật hƣớng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh này quy định xử phạt hành chính đối với các cá nhân, tổ chức đã cố ý hoặc vơ tình vi phạm các ngun tắc quản lý nhà nƣớc, nhƣng không bị coi là tội phạm mà chỉ bị xử phạt hành chính căn cứ trên yêu cầu của pháp luật. Theo quy định của Pháp lệnh (các điều 23, 24, 25, 26), việc xử phạt hành chính cũng đƣợc áp dụng đối với những cá nhân thƣờng xuyên vi phạm. Các hình thức xử phạt bao gồm: giáo dục tại cộng đồng, cải tạo tại các trƣờng đặc biệt, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, và các trung tâm cải tạo. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, thủ phạm của BLGĐ sẽ bị trừng phạt bằng cách xử phạt hành chính hoặc bằng cách gửi tại các trung tâm giáo dục hoặc trƣờng học đặc biệt.

Nghị định 87/2001/NĐ-CP (21/11/2001), liên quan đến việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình quy định việc xử phạt các vi phạm hành chính chƣa tới mức xử lý hình sự, chẳng hạn nhƣ tảo hơn (Điều 6); Hành vi cƣỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ (Điều 7); Hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn (Điều 9). Tất cả các hành vi nêu trên sẽ phải chịu hình phạt bằng tiền và phải báo cáo kết quả khắc phục hậu quả hoặc bị hủy các văn bản , giấy tờ vi phạm. (Lƣu ý, mặc dù Nghị định đƣợc ban hành trƣớc khi Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (2002) có hiệu lực, nhƣng nó vẫn đƣợc áp dụng khi nó

khơng có mâu thuẫn với Pháp lệnh).

Nghị định 114/2006/NĐ-CP (03/10/2007), liên quan đến xử phạt hành chính trong lĩnh vực dân số và trẻ em quy định các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt, trong đó có nhiều hành vi trực tiếp liên quan đến bình đẳng giới, BLGĐ đối với phụ nữ nhƣ tại Điều 1, Khoản 3c, 3d.

Nghị định 150/2006/NĐ-CP (12/12/2005), quy định xử phạt đối với các vi phạm hành chính về trật tự xã hội và an ninh. Điều 7, khoản 1, điểm b định nghĩa:

"Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi, cử chỉ, lời nói thơ bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác". Điều 8, khoản 1 quy định: "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với những hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau”. Những hành vi vi phạm hành chính, trong nhiều trƣờng hợp, trực tiếp liên

quan đến bạo lực gia đình.

Điều 43 của Luật PCBLGĐ quy định việc áp dụng các biện pháp giáo dục cộng đồng, đƣa các thủ phạm tái phạm vào các cơ sở để giáo dục và đào tạo. Nó quy định việc áp dụng những biện pháp nhƣ vậy đối với thủ phạm trong các điều kiện cụ thể "các quyền, thời hạn, thủ tục và trình tự thực hiện" quy định trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Qua đó, các quy định của Pháp lệnh năm 2002 và các văn bản quy phạm pháp luật sau đây là căn cứ pháp lý để áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính nêu trên đối với các thủ phạm bạo lực gia đình.

Nghị định 163/2003/ND-CP (19/12/2003), quy định các biện pháp giáo dục tại cộng đồng, và các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện. Nghị định này quy định cụ thể đối tƣợng, quy trình, thủ tục cho các biện pháp giáo dục tại cấp xã; trách nhiệm của các cơ quan / tổ chức đƣợc giao quản lý, cung cấp giáo dục và hỗ trợ đối với các đối tƣợng tại cộng đồng, và các quy định khác liên quan đến việc áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã.

Nghị định 142/2003/NĐ-CP (24/11/2003), quy định việc áp dụng việc xử phạt hành chính bằng cách đƣa ngƣời phạm tội vào các trƣờng học đặc biệt để cải tạo và các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện. Nghị định này xác định đối tƣợng, nguyên tắc, thủ tục trong việc đƣa ngƣời phạm tội vào các trƣờng học đặc biệt, thành lập và tổ chức các trƣờng học đặc biệt, quản lý ngƣời phạm tội và các quy định khác có liên quan đến Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định 76/NĐ-CP (27/6/2003), quy định và hƣớng dẫn việc áp dụng các biện pháp trong việc gửi ngƣời phạm tội đến các trung tâm giáo dục, và các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện. Nghị định này xác định đối tƣợng, nguyên tắc, thủ tục trong việc gửi ngƣời phạm tội đến các trƣờng học đặc biệt, thành lập và tổ chức các cơ sở giáo dục, quản lý ngƣời phạm tội và quy định khác có liên quan.

BLGĐ đƣợc nêu trong Pháp lệnh công chức năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Pháp lệnh công chức năm 2003, trong các văn bản pháp luật về hƣớng dẫn thực hiện ba Pháp lệnh này. Vấn đề là trong hoàn cảnh nào một công chức sẽ bị xử phạt kỷ luật đối với hành vi bạo lực gia đình của họ.

(Nguồn: Tài liệu đào tạo về PCBLGĐ Bộ Y tế và UNFPA 2007)

Có thể tổng hợp một số luật pháp, chính sách và chiến lƣợc hành động về BLGĐ và những vấn đề liên quan nhƣ sau:

Pháp luật, chính sách và khung chiến lược về bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới

Luật Chính sách Chiến lƣợc

Bình đẳng giới

 Hiến pháp Việt Nam 1992, điều 52, 63

Bộ Luật dân sự 1995, điều

5

Luật hơn nhân gia đình

2000, điều 2 Bộ Luật hình sự 1999, điều 3 Bộ Luật hình sự 2003, điều 5 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004, điều 8. Luật BĐG 2006 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP (hƣớng dẫn thi hành luật BĐG) Nghị định số 48/2009/ND-CP, 2009 (quy định các biện pháp bảo đảm BĐG) Nghị định số 55/2009/ND-CP, 2009 (quy định xử phạt hành chính). Nghị quyết số 57/2009/NQ-CP, hƣớng dẫn thực hiện Nghị quyết số 11/2007/NQ/TW của BCT về công tác đối với phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc.

Chiến lƣợc quốc gia

vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010

Kế hoạch hành động

quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ từ năm 2005, 2006-2010 Chiến lƣợc Gia đình Quốc gia 2005-2010 Chiến lƣợc Phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010 (đề cập đến bình đẳng giới)

Chiến lƣợc tồn diện

về tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo (Hà Nội 2003)

Bạo lực gia đình

Hiến pháp Việt Nam, 1992 Bộ Luật dân Sự, 1995 Luật hơn nhân gia đình

2000 Bộ Luật hình sự 2003 Bộ Luật Tố tụng Dân sự, 2004 Luật BĐG 2006 Luật PCBLGĐ, 2007 Pháp lệnh dân số 03/2003/PL-UBTVH11 Chỉ thị v/v thực hiện Luật PCBLGĐ số 16/2008/CT-TTG Nghị định số 08/2009/ND-CP v/v thực hiện một số điều của Luật PCBLGĐ. Nghị định số 10/2009/CP v/v xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCBLGĐ Thơng tƣ về BLGĐ số16/2009/TT-BYT– 2009 Thông tƣ về BLGĐ số 02/2010/TT- BVHTTDL-2010 Kế hoạch hành động PCBLGĐ của Bộ VHTT&DL trong giai đoạn 2008-2015 Kế hoạch hành động quốc gia về PCBLGĐ, 2010-2020 (dự thảo) Chiến lƣợc Gia đình Quốc gia 2005-2010 Buôn bán phụ nữ và trẻ em

 Luật phổ cập giáo dục tiểu

học, 1991

Luật bảo vệ chăm sóc giáo

dục trẻ em, 2004 Hiến pháp, Điều 65, 1992 Bộ Luật Hình Sự, điều 119, 120, năm 1999 Bộ Luật lao động, 1995 Luật Phịng, chống mua bán ngƣời. (29-3-2011, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 đã thông qua và Chủ tịch nƣớc ký lệnh cơng bố ngày 8-4-2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1- 2012). Chỉ thị số 766/1997/TTg, Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP, Kế hoạch hành động

quốc gia chống tội phạm buôn bán trẻ em và phụ nữ 2004-2010

Chƣơng trình hành

động quốc gia vì trẻ em 2001-2010

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)