Khuôn khổ chung

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 50 - 51)

- Nếu tồn tại BĐG, phụ nữ có sự tự tin và mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình và tham gia vào các lĩnh vực hoạt động của xã hội Họ trở nên độc lập, tự chủ

PHẦN II KHUÔN KHỔ HÀNH ĐỘNG

4.1 Khuôn khổ chung

Chiến lƣợc giải quyết và phòng ngừa BLGĐ bao gồm một số các hoạt động cơ bản sau đây:

a) Xây dựng pháp luật, chính sách để ứng phó với vấn đề bạo lực gia đình

Các quốc gia cần tạo ra cơ sở hạ tầng pháp lý để sẵn sàng ứng phó và ngăn chặn BLGĐ. Các nƣớc cần rà soát, đánh giá hệ thống pháp luật và các nguyên tắc pháp lý, thủ tục, chính sách, và thực tiễn của nƣớc mình để có thể ứng phó một cách thích hợp với BLGĐ và bảo vệ quyền của nạn nhân. Hơn nữa, giới và quyền con ngƣời cần đƣợc lồng ghép vào vấn đề phát triển và thực hiện các chính sách và chƣơng trình trong mọi lĩnh vực. Việc có luật hay chính sách về BLGĐ là chƣa đủ mà điều quan trọng là giám sát việc thực hiện. Nhà nƣớc cần bố trí ngân sách để thực hiện và giám sát pháp luật, chính sách. Pháp luật và chính sách phải xác định rõ ràng vai trị, trách nhiệm và độ tin cậy của cả ngƣời có trách nhiệm và ngƣời có quyền lợi. Pháp luật và chính sách quốc gia phải phù hợp với thông lệ/ công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời.

b) Cải thiện hệ thống tư pháp hình sự

Việc thực thi tƣ pháp hình sự phải có tính nhạy cảm giới và trách nhiệm giới. Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nạn nhân của bạo lực sẽ nhận đƣợc đối xử công bằng từ hệ thống tƣ pháp. Cơng an đóng vai trị quan trọng trong việc ứng phó một cách có hiệu quả với BLGĐ. Nhà nƣớc nên tạo điều kiện, trao cho ngành công an các quyền hạn thích hợp (ví dụ nhƣ quyền đƣợc khám xét các cơ sở tƣ nhân, quyền bắt giữ, và quyền thả ngƣời khi có bảo lãnh). Tuy nhiên, quyền đƣợc trao phải đƣợc quản lý chặt chẽ bằng các nguyên tắc và hƣớng dẫn đầy đủ. Hoạt động trong ngành Cơng an nên có sự nhạy cảm về bình đẳng giới và quyền con ngƣời. Công an và công tố viên cần đƣợc đào tạo về cách thức đáp ứng trợ giúp nạn nhân và xử lý vấn đề BLGĐ điều tra các vụ việc BLGĐ một cách tế nhị, hợp pháp. Cơ quan tƣ pháp hình sự cần làm việc chặt chẽ với các ngành khác (ví dụ nhƣ y tế, dịch vụ xã hội, giáo dục) và với các thành viên của cộng đồng.

c) Thiết lập một cơ chế phối hợp

BLGĐ là một vấn đề phức tạp đòi hỏi nỗ lực trong việc phối hợp và lồng ghép trên tất cả các lĩnh vực. Nó cần có một cách tiếp cận đa ngành và đa chiều. Các cơ quan ban ngành có liên quan có vai trị và trách nhiệm rõ ràng và phối hợp lẫn nhau. Cơ chế phối hợp nên đƣợc thành lập để điều phối và hợp tác.

d) Hành động đáp ứng cho nạn nhân

Các cơ quan chức năng cần đáp ứng đầy đủ các nhu cầu khác nhau của nạn nhân nhƣ nhà ở an tồn, chăm sóc trẻ, chăm sóc sức khỏe, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tinh thần, các dịch vụ về tài chính và xã hội thơng qua một hệ thống có hiệu quả. Việc đáp ứng nên bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn.

e) Xử lý người có hành vi BLGĐ

Ngƣời có hành vi BLGĐ cần bị nghiêm trị, song họ cũng cần đƣợc đối xử công bằng và công minh dựa trên quyền con ngƣời trong suốt quá trình tố tụng. Mức độ hình phạt hoặc các biện pháp hành chính tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bạo lực và các yếu tố liên quan khác, song họ cũng cần có cơ hội để thay đổi thông qua giáo dục và các can thiệp thay đổi hành vi. Ví dụ nhƣ chƣơng trình đào tạo về giải quyết xung đột một cách phi bạo lực, kỹ năng xử lý căng thẳng và kiểm soát giận dữ…

f) Xây dựng năng lực cho cán bộ chức năng

Thực hiện các chƣơng trình nhƣ đào tạo, tập huấn, hội nghị chia sẻ… nhằm nâng cao năng lực cho những cán bộ có trách nhiệm tham gia giải quyết BLGĐ. Họ cần có kiến thức trong ứng phó và ngăn chặn BLGĐ. Các chƣơng trình đào tạo và xây dựng năng lực có thể đƣợc tiến hành trƣớc hoặc trong khi thực hiện nhiệm vụ tập trung vào nâng cao nhận thức và sự hiểu biết vấn đề, phát triển ở mức độ cao sự nhạy cảm, kỹ năng và chuyên môn và tăng cƣờng các ứng phó tồn diện đối với vấn đề.

g) Thực hiện những hoạt động thúc đẩy phòng ngừa BLGĐ

Bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử giới tính, và sự mất cân bằng quyền lực giữa phụ nữ và nam giới là nguyên nhân gốc rễ của bạo lực trên cơ sở giới bao gồm cả BLGĐ. Các chiến lƣợc phịng, chống có thể là các can thiệp chung nhằm cải thiện bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái. Các chiến lƣợc phòng, chống cần phải đƣợc tổ chức ở các cấp. Pháp luật, chính sách và chiến lƣợc quốc gia cần thúc đẩy các cơ hội bình đẳng, cơng bằng, bình đẳng và quyền con ngƣời. Các phƣơng tiện truyền thông nên nhạy cảm trong việc đấu tranh chống lại định kiến giới. Các hoạt động truyền thông về thay đổi hành vi cần phải đƣợc tiến hành trên tồn quốc để nâng cao nhận thức của cơng chúng và nhận thức về pháp luật và chính sách để giảm bớt định kiến giới. Một lĩnh vực quan trọng khác là giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi và phát triển kỹ năng để đối phó với bạo lực.

h) Thu thập, chia sẻ và báo cáo thông tin

Thông tin dữ liệu là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra căn cứ cho hiểu biết và đánh giá bản chất của BLGĐ. Do vậy, cần phải có một hệ thống thu thập dữ liệu, giám sát và đánh giá để có thể cung cấp các thơng tin tồn diện, phù hợp, có so sánh, đáp ứng giới và chính xác về bạo lực gia đình. Các nghiên cứu, khảo sát, và giám sát có thể cung cấp dữ liệu dựa trên bằng chứng và thông tin về vấn đề này. Pháp luật, chính sách, chiến lƣợc đã đƣợc xây dựng nên đƣợc kiểm tra và giám sát để đánh giá hiệu lực và hiệu quả.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 50 - 51)