Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 81 - 84)

- Xem xét quyết định liên quan tới điều tra.

BẠO LỰC GIA ĐÌNH

8.1. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nƣớc Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thƣơng, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh. (Điều 1, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

Các tổ chức xã hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. (Hội ngƣời cao tuổi Việt Nam, Hội Nhà văn…) hoặc các tổ chức hoạt động vì mục đích xã hội, từ thiện (Hội Chữ thập đỏ Việt Nam…).

Thực tế đã cho thấy tính hiệu quả trong sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội trong cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình. Điều đó cũng lý giải tại sao Luật phịng, chống bạo lực gia đình lại qui định trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên (các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị, xã hội) trong việc tuyên truyền, giáo dục và giám sát việc thực hiện Luật phịng, chống bạo lực gia đình và đƣa ra các khuyến nghị cho các cơ quan hữu quan liên việc các biện pháp cần thiết trong thực hiện Luật phịng, chống bạo lực gia đình.

Điều 33 của Luật PCBLGĐ qui định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

Tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và chia sẻ thông tin

Tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình, hơn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phịng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền và huy động nhân dân thực hiện quyền làm chủ và thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình theo các nội dung sau:

- Tuyên truyền và khuyến khích nhân dân thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Chính phủ về phịng, chống bạo lực gia đình và Luật phịng, chống bạo lực gia đình. Các nội dung tuyên truyền tập trung vào “các chính

sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình; truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tác hại của bạo lực gia đình, biện pháp, mơ hình, kinh nghiệm về phịng, chống bạo lực gia đình, kiến thức về hơn nhân, gia đình, kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hóa và các nội dung khác liên quan đến phịng, chống bạo lực gia đình.

- Phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc tổ chức các chiến dịch về phịng, chống bạo lực gia đình và xây dựng gia đình văn hóa; xây dựng hƣơng ƣớc làng và qui ƣớc liên quan đến lối sống tại khu dân cƣ; tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến gia đình, ổn định chính trị, xã hội.

Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về PCBLGĐ

Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là hoạt động giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, các đại biểu dân cử và các cán bộ công chức. Hoạt động này bao gồm việc hỗ trợ Chính phủ trong việc giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thực hiện Luật phịng, chống bạo lực gia đình một cách nghiêm minh và hiệu quả.

Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đƣợc tiến hành dƣới các hình thức sau:

- Khuyến khích ngƣời dân thực hiện quyền giám sát việc thực thi Luật phịng, chống bạo lực gia đình.

- Cùng với các cơ quan nhà nƣớc giám sát hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thơng qua hoạt động của mình, tổng hợp ý kiến của nhân dân và các tổ chức thành viên nhằm đƣa ra các khuyến nghị cho các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tuyên dƣơng, khen thƣởng ngƣời tốt, việc tốt, xem xét, giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật phịng, chống bạo lực gia đình.

Ngƣời đứng đầu các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện nhiệm vụ giám sát việc thực thi Luật PCBLGĐ.

Trên cơ sở quyền hạn, nguồn lực, và năng lực, hợp tác với các ngành trong phối hợp hành động như hỗ trợ cho nạn nhân BLGĐ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia vào việc tư vấn, đưa ra khuyến nghị và phản biện tại cộng đồng dân cư liên quan về hoạt động PCBLGĐ.

Điều 6 Chƣơng 3 Nghị định 08/2009/NĐ-CP qui định vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc tƣ vấn về gia đình tại cơ sở.

Trong hoạt động này, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, kiến thức và hƣớng dẫn Luật hơn nhân và gia đình, Luật phịng, chống bạo lực gia đình; hƣớng dẫn kỹ năng ứng xử khi có mâu thuẫn, tranh chấp giữa các

thành viên trong gia đình; phổ biến các thơng tin và kỹ năng này cho ngƣời nghiện rƣợu nghiện ma túy, nghiện cờ bạc và ngƣời sắp lập gia đình.

Tham gia vào việc cung cấp nhu yếu phẩm

Ủy ban nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các Tổ chức thành viên cũng nhƣ các Tổ chức xã hội tại địa phƣơng và cung cấp cơ sở vật chất cho nạn nhân bạo lực gia đình nhằm thực hiện hỗ trợ khẩn cấp trong trƣờng hợp nạn nhân không thể tự phục vụ và không nhận đƣợc sự hỗ trợ từ ngƣời thân và bạn bè. Các nhu yếu phẩm này gồm thực phẩm, nƣớc uống, cho hoặc cho mƣợn quần áo, chăn màn…

Xây dựng các địa chỉ tin cậy

Phổ biến, vận động và xây dựng các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng là trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, phƣờng, thị trấn và các tổ chức thành viên.

Tham gia vào các chương trình hịa giải

Tham gia vào việc hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình (Điều 15, Luật PCBLGĐ)

Với chức năng của Mặt trật Tổ quốc Việt Nam và các Tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội đóng vai trị quan trọng trong việc hịa giải mâu thuẫn và tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình. Khi có u cầu hịa giải mâu thuẫn và tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình tổ chức có trách nhiệm phải hịa giải các mâu thuẫn và tranh chấp đó giữa các cá nhân trong tổ chức và giữa các thành viên trong gia đình. Trong trƣờng hợp cần thiết các tổ chức xã hội phối hợp với các tổ chức cơ quan địa phƣơng để tiến hành hịa giải.

Một hình thức hịa giải khác cần có sự tham gia của các tổ chức quần chúng là việc tiến hành hòa giải mâu thuẫn và tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình đƣợc các tổ hịa giải thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải tại cấp cơ sở. Ủy ban nhân dân xã phƣờng thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt cùng cấp và các tổ chức thành viên, hƣớng dẫn hỗ trợ giúp đỡ các tổ chức hòa giải địa phƣơng thực hiện việc hòa giải mâu thuẫn và tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thể tham gia vào hình thức này trong việc thực hiện các hoạt động hoặc giám sát các hoạt động nhằm đảm bảo rằng hoạt động hòa giải mâu thuẫn và tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật.

Là tổ chức gần dân và có tác động sâu rộng đến ngƣời dân, quản lý nhiều lĩnh vực trong đời sống và tập hợp đƣợc nhiều ngƣời dân ở nhiều giai tầng khác nhau, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có lợi thế khi tham gia vào cơng tác hịa giải tại địa phƣơng vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thể hiện trong sự phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc hữu quan nhằm xây dựng và củng cố các tổ hòa giải và các tổ hịa giải ở địa phƣơng thơng qua việc tổ chức và xây dựng các tổ hòa giải,

lựa chọn và giới thiệu các cá nhân tiêu biểu, tin cậy để nhân dân bầu chọn vào các tổ hòa giải.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cũng giúp đỡ và hỗ trợ công tác hòa giải ở cấp cơ sở về mặt nguồn lực (con ngƣời) và tinh thần (động viên, khuyến khích). Đồng thời, họ có thể tham gia trực tiếp vào các vụ việc, tranh chấp và bất hịa trong gia đình. Hơn nữa, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các cơ quan hữu quan hƣớng dẫn các hoạt động hịa giải về mặt kiến thức chun mơn và cơ cấu tổ chức… và phối hợp thực hiện việc tổng kết cơng tác hịa giải tại ở cấp cơ sở.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)