Vai trò, quan điểm, đƣờng lối của Đảng về phòng, chống bạo lực gia

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 116 - 118)

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân trong hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương

11.1.2. Vai trò, quan điểm, đƣờng lối của Đảng về phòng, chống bạo lực gia

đình

11.1. 2.1. Vai trị của Đảng trong phịng, chống BLGĐ

Trong nhiều năm qua, mọi thắng lợi của cách mạng nƣớc ta đều gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ thực tiễn của quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt là của công cuộc đổi mới, Đảng ta ngày càng nhận thức một cách sâu sắc vai trị lãnh đạo của mình đối với đời sống xã hội của đất nƣớc, trong đó có cơng tác PCBLGĐ.

Lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan Đảng có vai trị quan trọng trong PCBLGĐ và đƣợc thể hiện qua các nội dung sau:

- Xây dựng các định hƣớng, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng trong công tác PCBLGĐ;

- Tổ chức quán triệt và học tập các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng trong công tác PCBLGĐ;

- Lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị triển khai các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về PCBLGĐ;

- Tiến hành hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về PCBLGĐ.

- Xây dựng các định hướng, chủ trương, đường lối của Đảng trong công tác PCBLGĐ

Đảng đã đƣa ra các định hƣớng về PCBLGĐ trong Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/02/2005 “về xây dựng gia đình trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nƣớc”. Trong Chỉ thị số 49-CT/TW đã thể hiện rõ đƣờng lối của Đảng ta đối với cơng tác gia đình, trong đó có hoạt động PCBLGĐ: “Tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác gia đình, coi đây là nhiệm vụ thƣờng xuyên; chủ động rà soát, đánh giá tình hình gia đình tại địa phƣơng, xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề án cụ thể giải quyết những khó khăn, thách thức về cơng tác gia đình. Xố bỏ các hủ tục lạc hậu trong hơn nhân gia đình; kiên quyết đấu tranh chống lối thực dụng, vị kỷ, đồi truỵ, có kế hoạch và biện pháp cụ thể phòng, chống tệ nạn xã hội và bạo hành gia đình”; hoặc “Nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về hơn nhân và gia đình, bình đẳng giới; tăng cƣờng phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình; tăng cƣờng PCBLGĐ…”.

Căn cứ vào nhiệm vụ đƣợc giao trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng các ban tham mƣu của Đảng ban hành các hƣớng dẫn tổ chức quán triệt và học tập các văn bản đó cho cơ quan cấp dƣới và các đơn vị có liên quan với cơng tác PCBLGĐ.

Tổ chức Đảng tại các địa phƣơng, căn cứ vào các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên có liên quan đến cơng tác gia đình và PCBLGĐ, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phƣơng mình để ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCBLGĐ cho phù hợp.

- Tổ chức quán triệt và học tập các chủ trương, đường lối của Đảng trong công tác phịng, chống bạo lực gia đình.

+ Tổ chức quán triệt và học tập các chủ trƣơng, đƣờng lối, các quan điểm của Đảng về PCBLGĐ, quán triệt và học tập Chỉ thị số 49-CT/TW cho cán bộ, đảng viên và phổ biến cho các hội viên các tổ chức, đồn thể và nhân dân bằng hình thức học tập tại hội trƣờng, qua hệ thống truyền thông đại chúng, qua hệ thống báo cáo viên công tác tƣ tƣởng.

+ Tổ chức tuyên truyền về các quan điểm, đƣờng lối và các giải pháp PCBLGĐ.

- Chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng về PCBLGĐ

Thể chế hóa các quan điểm, chủ trƣơng và đƣờng lối của Đảng về PCBLGĐ: Sau khi Chỉ thị số 49-CT/TW đƣợc ban hành, trong đó có nhấn mạnh đến việc tăng cƣờng các biện pháp PCBLGĐ, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII đã thơng qua Luật PCBLGĐ tại kỳ họp thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. Đây là đạo luật quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Việc thi hành Luật PCBLGĐ là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, của từng gia đình và tồn xã hội, nhằm góp phần củng cố và xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Nghị định số 08/2009/NĐ-CP, ngày 04 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật PCBLGĐ;

Chỉ thị 16/2008/CT-TTg, ngày 30-5-2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật PCBLGĐ.

Tại địa phƣơng và cơ sở, các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về PCBLGĐ đƣợc cụ thể hóa thêm một bƣớc nữa để thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Tiến hành hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện chủ trương,

đường lối của Đảng về PCBLGĐ.

Hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện các quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng trong PCBLGĐ là một phƣơng thức lãnh đạo của Đảng, thể hiện vai trò, trách nhiệm của Đảng trong lĩnh vực công tác này. Ban Tuyên giáo các cấp là cơ quan tham mƣu của Đảng về lĩnh vực công tác này, thƣờng xuyên, định kỳ hoặc đột xuất chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đến PCBLGĐ tiến hành việc hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện các quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng trong lĩnh vực PCBLGĐ trong phạm vi đƣợc phân công.

Sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá công tác PCBLGĐ, Ban Tuyên giáo các cấp phối hợp với cơ quan quản lý nhà nƣớc có chức năng (nhƣ ngành Văn hố Thể thao và Du lịch) cùng cấp rút ra những điểm mạnh để phát huy, những điểm còn hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó để đề xuất các giải pháp, các biện pháp thích hợp nhằm khắc phục trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)