Xác định vấn đề của dự thảo có liên quan tới cơng tác PCBLGĐ

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 105 - 107)

Phát hiện các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới cơng tác PCBLGĐ là bƣớc đầu tiên có tính chất đặc biệt quan trọng. Mục đích của bƣớc này là tìm hiểu xem các vấn đề gì có liên quan tới PCBLGĐ đã đƣợc phản ánh và giải quyết trong dự án? Ngoài những vấn đề liên quan tới PCBLGĐ đã đƣợc đề cập trong dự án thì cịn vấn đề gì có liên quan cần phải bổ sung?

Thơng thƣờng, để phát hiện vấn đề thì việc đầu tiên cần thực hiện là tiến hành việc đọc Tờ trình về dự án (trong trƣờng hợp đã có Tờ trình về dự án). Tờ trình về dự án là báo cáo nêu một cách tổng quát nhất về thực trạng các vấn đề có liên quan tới phạm vi điều chỉnh của dự án luật; sự cần thiết phải ban hành dự án luật; quan điểm chỉ đạo và quá trình xây dựng dự án; thuyết minh về những nội dung cơ bản của dự án và những nội dung quan trọng của dự án cịn có ý kiến khác nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu Tờ trình, đại biểu đã có thể phát hiện đƣợc vấn đề có thể liên quan tới công tác PCBLGĐ.

Mặt khác, đại biểu còn phải đọc dự án để phát hiện vấn đề .Khi bắt đầu đọc dự án văn bản, một số ngƣời sử dụng kỹ năng đọc nhƣ đọc lƣớt rồi đọc kỹ để xem xét chi tiết về mỗi điều luật và tập trung hơn vào các vấn đề lớn, nổi cộm của dự án có

thể có liên quan tới cơng tác phòng, chống bạo lực gia đình, đánh dấu, gạch chân những nội dung cần lƣu ý; ghi ra giấy các nội dung cần thiết…

Để nhận biết vấn đề liên quan tới PCBLGĐ cần nắm vững các khái niệm, bản chất, thực trạng, nguyên nhân của bạo lực gia đình và nắm vững các quy định của Luật PCBLGĐ cũng nhƣ các văn bản quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật. Có thể đƣa ra một số ví dụ sau đây:

- Khi xem xét dự thảo văn bản quy định về hình sự (Bộ luật hình sự), chúng ta sẽ phát hiện các vấn đề về xử lý hình sự các hành vi bạo lực gia đình nhƣ: các quy định về tội phạm và hình phạt nhƣ tội cƣỡng ép kết hơn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng; tội tổ chức tảo hôn; tội loạn luân; tội ngƣợc đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, ngƣời có cơng ni dƣỡng mình; tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dƣỡng; các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con ngƣời… Tuy nhiên, một vấn đề có liên quan tới bạo lực gia đình khơng chỉ nằm ở một điều luật cụ thể mà có thể liên quan tới nhiều điều luật khác nhau, ví dụ: cùng với việc quy định tội ngƣợc đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, ngƣời có cơng ni dƣỡng mình, Bộ luật hình sự (ở một Chƣơng khác) quy định về tội hành hạ ngƣời khác (hành hạ ngƣời không phải thành viên gia đình). Nhƣ vậy, vấn đề ở đây là phải so sánh về chính sách hình sự khi quy định về 2 tội danh này: hình phạt là bình đẳng nhƣ nhau hay đối với trƣờng hợp nào sẽ nặng hơn nhằm bảo đảm phù hợp với chính sách về phịng, chống bạo lực gia đình.

- Khi xem xét các dự thảo văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cũng sẽ có nhiều vấn đề liên quan trực tiếp tới PCBLGĐ nhƣ: các hành vi vi phạm hành chính về PCBLGĐ; hình thức xử phạt; mức xử phạt; hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật về PCBLGĐ…

- Khi xem xét các dự thảo văn bản pháp luật về cán bộ, cơng chức cũng có những vấn đề liên quan tới xử lý cán bộ, công chức có hành vi bạo lực gia đình; cán bộ, công chức không thực thi hoặc thực thi không đầy đủ trách nhiệm của mình trong công tác quản lý nhà nƣớc về PCBLGĐ…

- Khi xem xét các dự thảo văn bản pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, mơi trƣờng cũng có những vấn đề liên quan trực tiếp tới cơng tác PCBLGĐ nhƣ chính sách đối với việc thành lập các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (cơ sở tƣ vấn nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; địa chỉ tin cậy ở cộng đồng…).

Một điểm cần lƣu ý là các vấn đề về bất bình đẳng giới trong nhiều trƣờng hợp có liên quan trực tiếp hoặc là nguyên nhân của BLGĐ và vì vậy việc xác định các vấn đề về giới trong dự án cũng chính là xác định vấn đề về BLGĐ.

Ngoài các vấn đề có liên quan tới PCBLGĐ đƣợc dự án điều chỉnh, đại biểu cũng cần suy nghĩ, xem xét: liệu có cịn vấn đề khác liên quan tới bạo lực gia đình, thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án nhƣng lại chƣa đƣợc đề cập trong dự án. Những

vấn đề nhƣ vậy có thể đƣợc đại biểu nhận biết thơng qua việc nghe thuyết trình về dự án; thơng qua báo chí, phƣơng tiện truyền thơng, ý kiến chuyên gia, ý kiến cử tri, các số liệu thống kê, các báo cáo của các cơ quan nhà nƣớc, thông qua các buổi thảo luận tại Hội trƣờng của đại biểu…

Một điểm cần thiết nữa trong việc xác định vấn đề liên quan tới bạo lực gia đình là cần phân biệt giữa hiện tƣợng và bản chất của vấn đề. Hiện tƣợng là biểu hiện bề ngồi của vấn đề chứ khơng phải nội dung bên trong của vấn đề. Việc phân biệt này rất quan trọng để nhận biết vấn đề một cách đúng đắn, từ đó đƣa ra các giải pháp giải quyết vấn đề có hiệu quả. Ví dụ, tỷ lệ sinh mất cân đối giữa trẻ em nam và trẻ em nữ có thể chỉ là hiện tƣợng. Bản chất của vấn đề ở đây có thể là do nhận thức chƣa đúng trong xã hội về vị trí, vai trị của phụ nữ; có thể là do tình trạng ép buộc nạo phá thai - một loại hành vi bạo lực gia đình.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)