Ngƣời có hành vi bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 79 - 80)

- Xem xét quyết định liên quan tới điều tra.

BẠO LỰC GIA ĐÌNH

7.2. Ngƣời có hành vi bạo lực gia đình

Ngƣời có hành vi BLGĐ có trách nhiệm thực hiện những xử lý của pháp luật, song họ cũng cần đƣợc đối xử trên cơ sở quyền con ngƣời.

Điều 4 Luật PCBLGĐ qui định nghĩa vụ của ngƣời có hành vi BLGĐ:

- Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.

- Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Kịp thời đƣa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân BLGĐ, trừ trƣờng hợp nạn nhân từ chối.

- Bồi thƣờng thiệt hại cho nạn nhân BLGĐ khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

Ngoài việc ý thức đƣợc hành vi BLGĐ bị nghiêm cấm đƣợc qui định tại Điều 2 của Luật PCBLGĐ, ngƣời có hành vi BLGĐ cần biết rằng có một số hành vi khác bị nghiêm cấm tại Điều 8 Luật PCBLGĐ (2007).

Khi có hành vi BLGĐ, ngƣời vi phạm phải chấm dứt ngay hành vi đó và chăm sóc nạn nhân, đƣa nạn nhân tới bệnh viện nếu nhƣ có thƣơng tích nghiêm trọng. Trong trƣờng hợp ngƣời vi phạm không chấp hành qui định của pháp luật (ví dụ, khơng đƣa nạn nhân tới bệnh viện và khơng chăm sóc nạn nhân), ngƣời vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật (Điều 9 nghị định 110/2009).

Tuy nhiên, ngƣời có hành vi BLGĐ có thể nhận đƣợc sự hỗ trợ nhƣ tƣ vấn về Luật PCBLGĐ, tham gia vào các hội thảo nâng cao nhận thức… nhằm thay đổi hành vi và suy nghĩ của mình. Ngƣời có hành vi BLGĐ có thể tới các trung tâm tƣ vấn, trung tâm bảo trợ xã hội… để nhận đƣợc sự trợ giúp. Họ cũng có thể tới gặp các cán bộ chức năng để nhận đƣợc sự giúp đỡ theo quy định của pháp luật về PCBLGĐ.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)