Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 103 - 104)

- Xem xét quyết định liên quan tới điều tra.

82. Hội Phụ nữ

10.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật

trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nƣớc ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục đƣợc pháp luật quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong hệ thống các văn bản pháp luật, các luật do Quốc hội thông qua là những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, có giá trị pháp lý cao, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực của đời sống. Các văn bản dƣới luật do các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành phải phù hợp với luật và không đƣợc trái với các quy định của luật. Mọi cơ quan Nhà nƣớc, đơn vị lực lƣợng vũ trang, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân phải chấp hành đầy đủ pháp luật.

Tuy đều là các cơ quan dân cử nhƣng Quốc hội và HĐND có vị trí, vai trị và các chức năng khác nhau trong bộ máy nhà nƣớc. Chính vì vậy, vai trị của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cũng rất khác nhau trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Là một trong các chủ thể quan trọng nhất của hoạt động lập pháp, đại biểu Quốc hội tham gia trực tiếp vào các hoạt động sau trong quy trình lập pháp:

- Đƣa ra kiến nghị, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và quyết định chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh.

- Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh.

- Cho ý kiến về dự thảo luật trƣớc khi dự án đƣợc trình trƣớc Quốc hội.

- Thảo luận về dự án luật, tham gia tiếp thu, chỉnh lý và quyết định thông qua dự án luật.

Trong trƣờng hợp đại biểu Quốc hội thực hiện quyền trình dự án luật, pháp lệnh, thì đại biểu Quốc hội còn thực hiện nhiều hoạt động chủ yếu, quan trọng khác của quy trình lập pháp nhƣ:

- Chỉ đạo hoạt động soạn thảo dự án luật, pháp lệnh do mình trình; - Trình dự án trƣớc Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội.

Đồng thời, trong hoạt động lập pháp, hoạt động của đại biểu Quốc hội có vị trí, vai trị khác so với các chủ thể khác tham gia vào quy trình lập pháp. Đại biểu Quốc hội giữ vai trị thẩm tra, phản biện các chính sách quy định trong các dự án luật và quyết định việc thơng qua chính sách đó bằng việc thơng qua dự án Luật.

Đối với đại biểu HĐND, vai trò trong hoạt động lập quy không đƣợc pháp luật quy định cụ thể nhƣ đối với đại biểu Quốc hội. Đại biểu HĐND tham gia vào quá trình ban hành văn bản QPPL tại địa phƣơng với tƣ cách là một thành viên trong tập thể đại biểu HĐND khi HĐND quyết định việc xem xét, thông qua các nghị quyết (văn bản QPPL) của HĐND (hoặc thành viên các Ban của HĐND trong hoạt động thẩm tra văn bản QPPL).

Vì vậy, việc xem xét để lồng ghép các nội dung về PCBLGĐ trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của đại biểu dân cử phải đƣợc xuất phát từ vị trí, vai trị đặc biệt đó của mỗi đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu HĐND.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 103 - 104)