Tìm kiếm sự ủng hộ.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 110 - 112)

Cuối cùng, ý kiến đƣa ra cần phải có sự ủng hộ rộng rãi thì đại biểu mới có thể đạt đƣợc mục tiêu của mình. Do đó, đại biểu nên tìm kiếm sự ủng hộ thơng qua việc xác định những ngƣời có thể ủng hộ ý kiến của mình; những ngƣời có thể sẽ phản đối kiến nghị để có các chiến lƣợc vận động, thuyết phục phù hợp với mỗi loại đối tƣợng nhằm tạo ra sự đồng thuận và ủng hộ rộng rãi.

Dƣ luận xã hội, ý kiến cử tri sẽ là sự ủng hộ tích cực và hiệu quả đối với kiến nghị của đại biểu vì vậy hoạt động phổ biến thơng tin tới cử tri, phát biểu ý kiến qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng… cũng cần đƣợc đại biểu quan tâm trong chiến lƣợc hoạt động của mình.

10.2.2.2. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình phịng, chống bạo lực gia đình

Kiến nghị, đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm khắc phục những hạn chế, chƣa phù hợp của pháp luật về PCBLGĐ trƣớc yêu cầu của tình hình thực tiễn là trách nhiệm quan trọng của đại biểu dân cử nhằm thúc đẩy công tác PCBLGĐ. Đồng thời với tƣ cách là chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đại biểu phải xem xét và ra quyết định trong việc thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về PCBLGĐ thuộc thẩm quyền của cơ quan dân cử.

Việc tham gia của đại biểu cần đƣợc tiến hành ngay từ giai đoạn đầu của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Giai đoạn lập chƣơng trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đại biểu có thể xác định đƣợc vấn đề về bạo lực gia đình là vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoặc trong quá trình thực hiện pháp luật thông qua các hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, giải quyết khiếu nại tố cáo, thông tin từ các phƣơng tiện truyền thông, từ đội ngũ chuyên gia, bộ máy giúp việc… Khi đã xác định đƣợc vấn đề bạo lực gia đình, đại biểu cần phân tích xem giải pháp lập pháp, lập quy có phải là giải pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề đó hay khơng? Trƣờng hợp nhận thấy giải pháp lập pháp, lập quy là cần thiết thì cần sử dụng các quyền của đại biểu đã đƣợc pháp luật quy định để đƣa ra sáng kiến pháp luật: kiến nghị, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong chƣơng trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Các quyền nêu trên đƣợc pháp luật quy định rất rõ nét đối với đại biểu Quốc hội. Trong hoạt động lập pháp, đại biểu Quốc hội có thể tham gia một cách chủ động, tích cực với tƣ cách là chủ thể có quyền đƣa ra sáng kiến lập pháp và là ngƣời trình dự án luật, pháp lệnh trƣớc Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội. Trong trƣờng hợp này, đại biểu Quốc hội sẽ là ngƣời chỉ đạo hoạt động soạn thảo dự án luật, pháp lệnh do mình trình. Để việc soạn thảo luật, pháp lệnh có hiệu quả, đi đúng hƣớng, thì trƣớc khi tiến hành soạn thảo cần phải thực hiện các bƣớc của q trình phân tích chính sách, mà thơng thƣờng bao gồm các công đoạn sau đây: nhận biết vấn đề; phân tích, tìm ngun nhân của vấn đề; tìm giải pháp xử lý; nghiên cứu tính khả thi của giải pháp (về tài chính, hiệu quả…). Sau khi thực hiện việc phân tích chính sách, hoạt động soạn thảo mà trực tiếp việc thể hiện chính sách thành các quy định của luật (hoặc pháp lệnh) sẽ đƣợc tiến hành.

Thẩm tra dự án văn bản quy phạm pháp luật về PCBLGĐ là trách nhiệm tƣơng ứng của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội hoặc Ban của HĐND. Về cơ bản, việc thực hiện các nội dung thẩm tra chính là việc tiến hành xác định các vấn đề sau đây:

- Phạm vi, đối tƣợng điều chỉnh của văn bản;

- Nội dung của dự thảo văn bản và những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau; - Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, với Hiến pháp, pháp luật và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật;

- Tính khả thi của các quy định trong dự thảo văn bản.

Cuối cùng, đại biểu dân cử chính là những ngƣời xem xét dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về PCBLGĐ (thuộc thẩm quyền ban hành của cơ quan dân cử tƣơng ứng) và quyết định việc thông qua. Để xem xét văn bản có chất lƣợng, hiệu quả, phục vụ việc ra quyết định một cách chính xác, có thể áp dụng các kỹ thuật xác định vấn đề; thu thập, kiểm tra thơng tin; nghiên cứu, phân tích, tham vấn; đề xuất giải pháp nhƣ đã nêu ở Điểm 3.1 nêu trên.

Đồng thời, để tiến hành tốt việc xem xét, thảo luận và cho ý kiến về các dự án văn bản quy phạm pháp luật, thì ngồi việc nghiên cứu kỹ văn bản, đại biểu cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau đây:

- Tham dự đầy đủ các cuộc họp thảo luận về dự án văn bản. Khi tham dự đầy đủ các cuộc họp thảo luận về dự án văn bản, đại biểu sẽ có nhiều cơ hội hơn để hiểu một cách sâu sắc về những vấn đề đƣợc điều chỉnh trong dự án cũng nhƣ các lý do mà dự án có những quy định nhƣ vậy.

- Hiểu biết về quy trình xây dựng VBQPPL. Đại biểu cần nắm vững về quy trình xây dựng văn bản, nhận thức rõ đƣợc quyền và trách nhiệm của mình trong mỗi cơng đoạn của quy trình và từ đó có thể sử dụng những quyền này một cách kịp thời và có hiệu quả

10.3. Lồng ghép nội dung PCBLGĐ trong hoạt động quyết định ngân sách và các vấn đề quan trọng của đất nƣớc và địa phƣơng và các vấn đề quan trọng của đất nƣớc và địa phƣơng

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)