Các yếu tố ảnh hưởng tới việc xác định vùng

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 133 - 137)

XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc xác định vùng

Khi lựa chọn vùng đặt nhà máy hoặc các cơ sở kinh doanh khác, doanh nghiệp sản xuất cần cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau thuộc về ba nhóm tự nhiên, kinh tế và xã hội (như hình 4.1).

Hình 4.1: Các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn vùng cho địa điểm sản xuất

Yếu tố tự nhiên

Nhóm yếu tố tự nhiên bao gồm các yếu tố như địa hình, địa chất, khí hậu, tài nguyên, môi trường sinh thái,... đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới các vấn đề kỹ thuật trong việc tổ chức sản xuất; chi phí sử dụng năng lượng, nguyên nhiên liệu; năng suất lao động; yếu tố mùa vụ,... vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tình trạng mơi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về mơi trường,... đều có tác động đến chi phí kinh doanh, năng suất, chất lượng và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Yếu tố văn hố - xã hội

Nhóm yếu tố này có thể bao gồm các yếu tố dân số và nhân khẩu học; tín ngưỡng, phong tục tập quán; lối sống; thói quen; thái độ lao động của cộng đồng dân cư; chính sách phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền địa phương;... đây là các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành lực lượng lao động, chi phí nhân cơng, văn hố lao động, các ràng buộc xã hội trong việc sử dụng lao động,... của doanh nghiệp. Cộng đồng dân cư ở mỗi vùng cũng có thể có thái độ khác nhau

về lao động, dựa trên những nền tảng văn hoá khác nhau. Việc chọn phương án xác định địa điểm doanh nghiệp cần phân tích đầy đủ, thận trọng sự khác biệt về văn hoá của từng vùng dân cư này.

Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế trong việc lựa chọn vùng cho địa điểm sản xuất có liên quan đến các vấn đề thiết yếu trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bao gồm thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu cho sản xuất, yếu tố lao động, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế trong vùng.

- Thị trường tiêu thụ: Đây là yếu tố quan trọng tác động đến quyết định về địa điểm doanh nghiệp. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, các chi phí về logistics mà việc bố trí địa điểm gần hay xa thị trường tiêu thụ trở thành yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp dịch vụ, địa điểm kinh doanh tạo thuận tiện cho khách hàng tiếp cận dịch vụ sẽ là một lợi thế cạnh tranh quan trọng. Để xác định địa điểm gắn với các yêu cầu về thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp cần thu thập, phân tích, xử lý các thơng tin như: quy mô thị trường; cơ cấu và tính chất của nhu cầu; xu hướng phát triển của thị trường; tính chất và tình hình cạnh tranh;...

- Nguồn nguyên liệu: Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quyết định địa điểm của doanh nghiệp. Khi cân nhắc về nguồn nguyên liệu, doanh nghiệp sản xuất có thể xem xét cụ thể các yếu tố như sự sẵn có, chủng loại, số lượng, chất lượng nguyên liệu, các chi phí hậu cần và mua nguyên vật liệu trong vùng. Đối với nhiều ngành cơng nghiệp, việc bố trí địa điểm sản xuất gần nguồn nguyên liệu là đòi hỏi tất yếu. Chẳng hạn, ngành khai khống ln chịu sự ràng buộc chặt chẽ vào địa điểm và qui mơ nguồn ngun liệu sẵn có. Do tính chất và đặc điểm của nguyên vật liệu sử dụng nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng phải đặt nhà máy gần nguồn nguyên liệu như các doanh nghiệp chế biến nông sản, sản xuất xi măng,...

- Yếu tố lao động: Thường doanh nghiệp đặt ở đâu thì sử dụng nguồn lao động tại đó là chủ yếu. Đặc điểm của nguồn lao động như khả

năng đáp ứng về số lượng, chất lượng lao động, trình độ chun mơn, tay nghề ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau này. Nguồn lao động dồi dào, được đào tạo, có trình độ chun mơn, kỹ năng tay nghề cao những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn vùng. Các doanh nghiệp cần nhiều lao động phổ thông thường chọn đặt nhà máy ở các khu vực nông thôn, gần nguồn lao động phổ thơng; ngược lại các doanh nghiệp địi hỏi lao động tay nghề cao thường chọn địa điểm ở các khu vực thành thị hoặc gần các trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học. Chi phí lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyết định địa điểm doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các vùng có chi phí nhân cơng thấp và cân đối chi phí nhân cơng với mức năng suất lao động trung bình của vùng.

- Cơ sở hạ tầng đề cập tới các yếu tố mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, internet, ngân hàng, mạng lưới điện, nước... của vùng. Đây là các yếu tố căn bản quyết định sự phát triển kinh tế vùng và ảnh hưởng tới q trình vận hành và các chi phí hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. Trình độ và tình hình phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế có sức thu hút hoặc tạo nên những trở ngại to lớn cho quyết định đặt doanh nghiệp tại mỗi vùng. Chẳng hạn, hệ thống giao thơng thuận lợi góp phần giảm chi phí vận chuyển, giảm giá thành và giá bán sản phẩm, tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Các điều kiện kinh tế của vùng, địa phương đề cập tới khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào (ngồi yếu tố ngun vật liệu chính); sự sẵn có của các loại dịch vụ kinh doanh, tình hình thị trường (cung, cầu và giá cả sản phẩm); mức thu nhập bình quân đầu người; tăng trưởng kinh tế của vùng; tình hình hoạt động của các doanh nghiệp khác trong vùng,... Đây cũng là những yếu tố có thể tạo thuận lợi và gây ra khó khăn cho q trình sản xuất và vận hành của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)