Các loại dự báo nhu cầu sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 56 - 57)

DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM GIỚI THIỆU

2.1.3. Các loại dự báo nhu cầu sản phẩm

Có hai tiêu chí phổ biến được sử dụng để phân loại dự báo nhu cầu sản phẩm là thời gian dự báo và phương pháp dự báo.

Theo thời gian dự báo

Theo tiêu thức này, có dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Dự

báo ngắn hạn là dự báo trong khoảng thời gian dưới 1 năm, thường cho

kết quả khá chính xác nhờ việc sử dụng các phương pháp định lượng dựa trên các mơ hình tốn học như mơ hình bình qn, san bằng hàm số mũ hay đường xu hướng... Dự báo trung hạn và dài hạn thường ít sử dụng phương pháp định lượng, thời gian dự báo thường từ trên 1 năm đến dưới 3 năm (đối với dự báo trung hạn) và trên 3 năm (đối với dự báo dài hạn). Dự báo trung hạn và dài hạn tập trung vào giải quyết các vấn đề có tính tồn diện yểm trợ cho các quyết định quản trị thuộc về hoạch định sản xuất như xây dựng kế hoạch công suất, công nghệ, lựa chọn địa điểm sản xuất, sử dụng máy móc, thiết bị... trong khi đó, dự báo ngắn hạn chủ yếu phục vụ cho việc lập các kế hoạch tác nghiệp như cung ứng nguyên vật liệu, xây dựng lịch trình sản xuất, điều độ cơng việc, cân bằng nhân lực, phân công công việc...

Theo phương pháp dự báo

Theo tiêu thức này, có hai loại là dự báo định tính và dự báo định lượng. Dự báo định tính cho những kết quả dự báo dựa vào ý nghĩa của

những “con chữ”, “từ ngữ”, được rút ra từ các phương pháp dự báo định tính, cịn dự báo định lượng cho kết quả dự báo thể hiện bằng những

“con số” phản ánh nhu cầu sản phẩm, dịch vụ trong tương lai và có được thơng qua các phương pháp dự báo định lượng. Ví dụ: “nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp có xu hướng gia tăng với mức độ cao” là kết quả của dự báo định tính cịn “doanh thu bán hàng của doanh nghiệp dự kiến tăng 10%, tăng trưởng 1000 sản phẩm so với kỳ trước” là kết quả của dự báo định lượng. Các phương pháp dự báo định tính hay định lượng sẽ được trình bày cụ thể trong phần dưới đây.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)