Thiết kế sản phẩm, lựa chọn quá trình và hoạch định công suất sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 38 - 40)

2 Thuật ngữ Công nghiệp 4.0 (Industrie 4.0) bắt đầu được nhắc tới tại Diễn đàn Kinh tế thế

1.3.2. Thiết kế sản phẩm, lựa chọn quá trình và hoạch định công suất sản xuất

suất sản xuất

Theo logic thông thường, dựa trên kết quả dự báo doanh nghiệp sẽ tiến hành thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Tuy nhiên, đôi khi ý tưởng về sản phẩm mới hoặc ý tưởng cải tiến sản phẩm hiện tại có thể xuất hiện từ bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Các ý tưởng này cần được tiến hành nghiên cứu khả thi, tức là xem xét xem nó có đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Thiết kế sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau từ khâu nghiên cứu xác định nhu cầu của thị trường (hoặc dựa trên kết quả dự báo nhu cầu sản phẩm) tới việc hình thành ý tưởng về sản phẩm; nghiên cứu khả thi; tiến hành thiết kế sản phẩm; tổ chức sản xuất thử; đánh giá kiểm định và đưa vào sản xuất đại trà. Khâu thiết kế sản phẩm bao gồm ba nội dung cốt lõi là thiết kế chức năng của sản phẩm, thiết kế kiểu dáng sản phẩm và thiết kế sản xuất. Có ba yếu tố quan trọng cần tính đến là nhu cầu của khách hàng, khả năng sản xuất của doanh nghiệp và khả năng thương mại hóa sản phẩm (thị trường). Thiết kế và đưa sản phẩm mới ra thị trường một cách nhanh chóng là một thách thức đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.

Mỗi loại sản phẩm đòi hỏi phương pháp và quy trình cơng nghệ sản xuất tương ứng. Thiết kế sản phẩm dịch vụ và lựa chọn q trình sản xuất vì vậy có liên hệ mật thiết với nhau. Khi thiết kế sản phẩm các kỹ sư phải tính tốn xem thiết kế của mình có khả năng thực hiện được trong thực tế hay không? Ngược lại tùy theo đặc điểm của sản phẩm thiết kế mà bộ phận vận hành sẽ lựa chọn hoặc xây dựng quá trình sản xuất phù hợp.

Lựa chọn quá trình sản xuất là việc xác định những yếu tố đầu vào cần thiết như máy móc, thiết bị, cơng nghệ, trình tự các bước công việc và những yêu cầu kỹ thuật để có khả năng tạo ra những đặc điểm sản phẩm đã thiết kế. Đương nhiên, khi lựa chọn quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải tính tới bài tốn chi phí, tức là làm ra sản phẩm với quy mô bán hàng như dự báo với chi phí hợp lý nhất. Về lý thuyết, doanh nghiệp có thể lựa chọn q trình sản xuất gián đoạn (job shop) hoặc quá trình

sản xuất liên tục (flow shop).

Hoạch định công suất là nội dung logic tiếp theo sau khi đã dự báo nhu cầu, thiết kế sản phẩm và lựa chọn quá trình sản xuất. Hoạch định công suất nhằm xác định doanh nghiệp nên sản xuất ở quy mô nào dựa trên việc đánh giá năng lực của hệ thống sản xuất hiện tại, đặc điểm của

quy trình sản xuất và nhu cầu thị trường. Xác định đúng công xuất cho phép doanh nghiệp vừa có khả năng đáp ứng được những nhu cầu hiện tại, vừa có khả năng nắm bắt những cơ hội kinh doanh khi nhu cầu thị trường tăng lên. Xác định sai cơng suất sẽ gây lãng phí lớn, tốn kém vốn đầu tư hoặc có thể cản trở quá trình sản xuất sau này. Công suất hoạt động hay quy mô sản xuất luôn là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Sản xuất ở quy mô nào? Vào thời điểm nào? Đạt được mức công suất mong muốn như thế nào? Đây là những câu hỏi mang tính chiến lược đối với nhà quản trị sản xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)