Lựa chọn quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 103 - 106)

THIẾT KẾ SẢN PHẨM, LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT

3.2. Lựa chọn quá trình sản xuất

3.2.1. Khái niệm

Hình 3.5: Vị trí của lựa chọn quá trình sản xuất trong hệ thống sản xuất

Như đã trình bày ở phần trên, sau khi hồn thành thiết kế sản phẩm, doanh nghiệp cần chuyển đổi các yêu cầu của thiết kế vào sản xuất, tức là tiến hành xác lập và lựa chọn quá trình sản xuất để chế tạo ra sản phẩm mong muốn. Đây là nhiệm vụ có vị trí rất quan trọng trong hệ thống sản xuất của doanh nghiệp. Lựa chọn quá trình sản xuất là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp hoạch định cơng suất, mua máy móc và thiết bị, bố trí mặt bằng và lập lịch trình sản xuất (hình 3.5).

Lựa chọn quá trình sản xuất (Process selection) là lựa chọn cách vận hành nhằm biến đổi các nguyên vật liệu thành sản phẩm đầu ra. Dưới đây là ví dụ về q trình sản xuất áo sơ mi thủ cơng (hình 3.6). Trong

Dự báo Hoạch định cơng suất Máy móc thiết bị Bố trí mặt bằng SX Lịch trình CV Thiết kế sản phẩm Lựa chọn quá trình SX

q trình này (trên nền cơng nghệ sản xuất thủ công), người chủ xưởng may sẽ phải tính tốn việc sử dụng thiết bị (máy may, máy vắt sổ, thước dây, thước vẽ, dao, kéo, bàn là,...), vật liệu (vải, chỉ may, cúc áo, phấn,...) và nhân công (thợ may, thợ phụ) như thế nào để làm ra sản phẩm cuối cùng.

Hình 3.6: Quá trình sản xuất áo sơ-mi thủ cơng

Theo ví dụ trên, một tiệm may quần áo thủ cơng sẽ sản xuất từng chiếc sơ-mi một theo yêu cầu của khách hàng. Khác với may thủ công, trong một nhà máy may công nghiệp, nhiều lựa chọn về việc tổ chức quá trình này sẽ được các nhà quản lý sản xuất thiết lập. Trên nền tảng công nghệ sản xuất cơng nghiệp, q trình sản xuất có thể phải thêm các công đoạn vẽ mẫu áo (công đoạn đầu), kiểm tra chất lượng (sau khi hồn

thành sản phẩm) và đóng gói (cơng đoạn cuối). Tùy theo mẫu áo thiết kế, công việc ở các cơng đoạn có thể phải điều chỉnh. Việc sản xuất ở các phân xưởng cũng có thể được tổ chức theo một quá trình liên tục hoặc gián đoạn. Hơn nữa, tùy theo kết quả dự báo nhu cầu sản phẩm, doanh nghiệp có thể lựa chọn quy trình cơng nghệ khác nhau. Chẳng hạn, nếu nhu cầu tiêu thụ lớn, doanh nghiệp sẽ lựa chọn một dây chuyền cơng nghệ tự động hồn toàn (đầu tư thiết bị nhiều tiền nhưng tiết kiệm được chi phí nhân cơng và ngun vật liệu). Ngược lại, nếu nhu cầu tiêu thụ nhỏ, doanh nghiệp sẽ lựa chọn đầu tư dây chuyền cơng nghệ với chi phí thấp hơn trong đó sử dụng nhiều nhân cơng hơn.

• Thước dây • Thợ may Đo kích thước • Thước vẽ, kéo • Phấn, vải • Thợ may Vẽ và cắt vải • Máy vắt sổ • Chỉ • Thợ phụ Vắt sổ • Máy may • Chỉ may • Thợ may Ráp áo • Kim, kéo • Chỉ, cúc áo • Thợ phụ Làm khuy,   đơm cúc • Bàn là • Thợ phụ Là áo

Như vậy, lựa chọn q trình sản xuất mang tính kỹ thuật, gắn liền với việc lựa chọn thiết bị, cơng nghệ sản xuất, bố trí q trình sản xuất; xác lập cách tổ chức vận hành (phối hợp con người, máy móc, các bộ phận,...) để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Việc lựa chọn quá trình cần dựa trên các yếu tố cơ bản như đặc điểm và kết cấu sản phẩm (như theo thiết kế); quy mô và khối lượng sản xuất trong từng giai đoạn; cơng nghệ, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và nhân cơng cần có; trình độ chun mơn hóa và tiêu chuẩn hóa của doanh nghiệp, các yêu cầu về tổ chức sản xuất và lao động.

Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa 4 kiểu quá trình là sản xuất theo dự án (Projects), sản xuất theo lô (Batch production), sản xuất hàng loạt (Mass production) và sản xuất liên tục (Continuous production). Các quá trình này sẽ được đề cập kỹ hơn trong phần sau.

Trước khi tiến hành xác lập quá trình sản xuất, doanh nghiệp cần phải trả lời câu hỏi “nên tự sản xuất hay đặt hàng gia cơng bên ngồi”. Để trả lời câu hỏi này, doanh nghiệp cần dựa trên 6 tiêu chí cơ bản đó là chi phí (Cost), khả năng thực hiện (Capacity), chất lượng (Quality), tốc độ sản xuất (Speed), độ tin cậy (Reliability) và kinh nghiệm (Expertise).

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới bước chân vào thị trường, chưa có khả năng kỹ thuật và kinh nghiệm, quy mơ tiêu thụ cịn nhỏ, việc lựa chọn gia công bên ngồi là khơn ngoan hơn cả. Thường tiêu chí quan trọng nhất để lựa chọn là chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm với chất lượng tương đương nhau. Ngay cả khi khả năng về máy móc, thiết bị, cơng nghệ của doanh nghiệp có thể tự sản xuất được, nếu chi phí sản xuất cao hơn giá gia công, doanh nghiệp vẫn nên đặt hàng bên ngoài. Lựa chọn này còn tùy theo chiến lược của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường, phát triển kinh nghiệm của mình trong sản xuất, đảm bảo chất lượng, độ tin cậy và tốc độ sản xuất,... thì nên lựa chọn tiến hành sản xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)