2 Thuật ngữ Công nghiệp 4.0 (Industrie 4.0) bắt đầu được nhắc tới tại Diễn đàn Kinh tế thế
1.3.5. Hoạch định nhu cầu và tổ chức mua nguyên vật liệu
Từ kế hoạch sản xuất tổng thể (sản xuất bao nhiêu sản phẩm, ở thời điểm nào để đáp ứng nhu cầu của khách hàng), doanh nghiệp cần xác định được lượng nguyên vật liệu/chi tiết cần mua trong từng thời điểm để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Công việc này được gọi là hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (Material requirement planning - MRP). Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu dựa trên các thông tin đầu vào là số lượng sản phẩm cần sản xuất, cấu trúc sản phẩm và số lượng nguyên vật liệu/chi tiết dự trữ trong kho. Các thông tin đầu ra cần phải xác định là số lượng nguyên vật liệu/chi tiết cần phải đặt hàng, thời gian đặt hàng, thời gian phát lệnh sản xuất trong nhà máy để phối hợp các chi tiết tạo ra sản phẩm. Từ những năm 1970, người ta đã thiết kế được phần mềm xử lý công việc
này. Máy tính đã giúp các doanh nghiệp sản xuất xác định lượng nhu cầu độc lập cần đáp ứng đúng thời điểm, nhằm giảm thiểu dự trữ những chi tiết, bộ phận hoặc nguyên liệu. Với phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, các vật tư chỉ được mua hoặc cung cấp khi cần thiết, đúng số lượng. Phương pháp này đem lại lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp, do đó nó được sử dụng rộng rãi trong thực tế.
Sau khi xác định được nhu cầu ngun vật liệu thì cơng việc tiếp theo là tổ chức mua một cách hiệu quả với chi phí thấp nhất. Quá trình này bao gồm 4 giai đoạn: Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu; thương lượng và đặt hàng; giao nhận và thanh toán; và đánh giá sau khi mua. Đây là công việc thuộc về bộ phận thu mua hoặc bộ phận cung ứng của doanh nghiệp.