Khái niệm và nội dung hoạch định công suất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 117 - 120)

01 sản phẩm cho mỗi loạ

3.3.2. Khái niệm và nội dung hoạch định công suất

Khi lựa chọn quá trình sản xuất, doanh nghiệp đã phải cân nhắc quyết định của mình theo nhu cầu bán ra và từ đó xác định mức công suất phù hợp cho doanh nghiệp và mức cơng suất cho các máy móc, cụm thiết bị. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh, thị trường có thể biến động, vì vậy doanh nghiệp cần đặt ra các phương án công suất khác nhau và chủ động điều chỉnh theo tình hình thị trường.

Hoạch định công suất (Capacity planning) là quá trình xây dựng các phương án công suất khác nhau, cân nhắc và lựa chọn phương án tối ưu dựa trên dự báo nhu cầu sản phẩm và năng lực hệ thống sản xuất của doanh nghiệp. Các quyết định chính của hoạch định cơng suất bao gồm việc xác định sản xuất ở mức công suất bao nhiêu? Khi nào cần đáp ứng? Và đạt được mức cơng suất đó như thế nào?

Đối với mỗi doanh nghiệp, điều lý tưởng là có được hệ thống máy móc thiết bị hợp lý đủ công suất đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Thừa cơng suất là đầu tư lãng phí, nhưng thiếu cơng suất sẽ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Hoạch định công suất sẽ xác định được công suất cần thiết của mỗi công đoạn sản xuất, cụm thiết bị hay của cả doanh nghiệp.

Thông qua điều tra và dự báo thị trường, doanh nghiệp xác định được nhu cầu hiện tại và tương lai đối với các loại sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Trên cơ sở nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp sẽ lập kế hoạch cụ thể về số lượng sản phẩm sẽ sản xuất. Nhu cầu công suất được hoạch định dựa trên kế hoạch sản xuất và bảng định mức sử dụng thiết bị. Định mức sử dụng thiết bị cho biết công suất tương ứng của mỗi loại thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Để hiểu rõ quá trình trên, chúng ta xem xét ví dụ hoạch định cơng suất sau đây. Minh Anh là doanh nghiệp chuyên sản xuất máy đóng kiện. Việc sản xuất sản phẩm cuối cùng phải sử dụng hai loại máy là máy tiện và máy ráp. Dự báo nhu cầu sản phẩm của Minh Anh trong 2 năm tiếp theo (theo từng quí) như sau:

Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp Minh Anh Sản phẩm Nhu cầu sản phẩm theo quý (Đơn vị: Cái)

1 2 3 4 5 6 7 8 Máy đóng kiện lớn (thép thường) 50 50 50 50 50 50 50 50 Máy đóng kiện nhỏ (thép thường) 235 250 250 265 265 270 280 285 Máy đóng kiện nhỏ (thép không gỉ) 115 125 125 135 135 155 195 215

Bảng 3.2: Bảng định mức sử dụng thiết bị của Minh Anh

Sản phẩm Máy tiện (Đơn vị: Giờ) Máy ráp (Đơn vị: Giờ)

Máy đóng kiện lớn (thép thường) 2,0 4,0

Máy đóng kiện nhỏ (thép thường) 2,5 5,0

Máy đóng kiện nhỏ (thép không gỉ) 6,0 6,0

Dựa trên dự báo nhu cầu sản phẩm và định mức sử dụng thiết bị, doanh nghiệp Minh Anh hoạch định công suất cho phân xưởng tiện và phân xưởng lắp ráp như bảng sau:

Bảng 3.3: Kế hoạch công suất phân xưởng TIỆN của Minh Anh Sản phẩm Nhu cầu sản phẩm theo quý (Đơn vị: Giờ)

1 2 3 4 5 6 7 8 Máy đóng kiện lớn (thép thường) 100 100 100 100 100 100 100 100 Máy đóng kiện nhỏ (thép thường) 588 625 625 663 663 675 700 712 Máy đóng kiện nhỏ (thép không gỉ) 690 750 750 810 810 930 1.170 1.290 Tổng 1.378 1.475 1.475 1.573 1.573 1.705 1.970 2.102

Bảng 3.4: Kế hoạch công suất phân xưởng LẮP RÁP của Minh Anh Sản phẩm Nhu cầu sản phẩm theo quý (Đơn vị: Giờ)

1 2 3 4 5 6 7 8 Máy đóng kiện lớn (thép thường) 200 200 200 200 200 200 200 200 Máy đóng kiện nhỏ (thép thường) 1.175 1.250 1.250 1.326 1.326 1.350 1.400 1.425 Máy đóng kiện nhỏ (thép không gỉ) 690 750 750 810 810 930 1.170 1.290 Tổng 2.065 2.200 2.200 2.336 2.336 2.480 2.770 2.915

Ở nhà máy của doanh nghiệp Minh Anh, phân xưởng tiện hiện có hai máy tiện, mỗi máy có cơng suất 840 giờ hoạt động/q. Như vậy đến quý 6, khi mà nhu cầu công suất của phân xưởng tiện lên đến 1.705 giờ, nhu cầu công suất bắt đầu lớn hơn công suất hiện tại, doanh nghiệp sẽ

mua thêm máy nữa hoặc thuê gia công ở bên ngồi. Khi cơng suất thiết kế của máy cho phép hoạt động ở mức cao hơn, doanh nghiệp có thể tăng ca, yêu cầu công nhân làm thêm giờ. Đối với phân xưởng lắp ráp, cơng suất hiện tại là 3.000 giờ, hồn tồn đáp ứng được nhu cầu công suất tới quý 8.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)