Sử dụng phương pháp điểm hòa vốn trong lựa chọn quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 112 - 115)

01 sản phẩm cho mỗi loạ

3.2.4. Sử dụng phương pháp điểm hòa vốn trong lựa chọn quá trình sản xuất

trình sản xuất

Trong khi lựa chọn q trình sản xuất, doanh nghiệp có thể đứng trước sự lựa chọn giữa hai hoặc nhiều quá trình khác nhau mà tùy theo nhu cầu thị trường, quá trình này có thể phù hợp hơn quá trình kia. Chúng ta bắt đầu xem xét một ví dụ cụ thể như dưới đây.

Doanh nghiệp THÀNH ĐẠT đang mở một nhà máy mới và phải lựa chọn một quá trình sản xuất phù hợp. Với một quá trình cần nhiều sức lao động (A), cần bỏ ra 10.000 đơ la mua máy móc và trang thiết bị và 14 đô la cho nhân công và nguyên liệu để hồn thiện một sản phẩm. Trong khi đó, một q trình sản xuất tự động hơn (B) sẽ cần chi 50.000 đô la cho dây chuyền sản xuất nhưng chỉ tốn 8 đô la cho nhân công và nguyên liệu để làm ra một sản phẩm. Mặt khác, nếu áp dụng một quá

trình tự động hồn tồn (C) thì chi phí cho máy móc và trang thiết bị là 300.000 đơ la và chi 2 đô la cho nhân công và nguyên liệu đối với mỗi thành phẩm. Nếu chỉ dựa trên tiêu chí chi phí thấp nhất, THÀNH ĐẠT nên lựa chọn quá trình nào?

Để xác định nên lựa chọn quá trình sản xuất nào, doanh nghiệp cần dựa vào phương pháp điểm hòa vốn (Break-Even Analysis). Điểm hòa vốn là mức sản lượng mà ở đó doanh nghiệp có tổng chi phí đúng bằng tổng doanh thu. Khi sử dụng phương pháp này, chi phí sản xuất được

chia thành hai loại là chi phí bất biến và chi phí khả biến. Chi phí bất biến là chi phí đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng,... và khơng phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra. Chi phí khả biến là khoản chi phí thay đổi theo mức sản lượng sản xuất của doanh nghiệp. Tại điểm hòa vốn, tổng doanh thu = tổng chi phí.

Chúng ta ký hiệu các chỉ tiêu như sau: - TC (Total cost) = Tổng chi phí

- TR (Total revenue) = Tổng doanh thu - cf (Fixed cost) = Chi phí bất biến

- cv (Variable cost) = Chi phí khả biến/sản phẩm - v (Volume) = Số lượng sản phẩm bán được - p (Price) = Giá bán/sản phẩm

Từ đó, chúng ta có các cơng thức tính tốn như sau: - Tổng chi phí = Chi phí bất biến + Chi phí khả biến

TC = cf + vcv

- Tổng doanh thu = Số lượng * Giá bán TR = vp

- Tại điểm hịa vốn: Tổng doanh thu = Tổng chi phí. Như vậy, sản lượng hịa vốn được tính như cơng thức:

TR=TC => vp = cf + vcv => v f c p c v  

Quay trở lại ví dụ trên, so sánh quá trình A và B, chúng ta tìm ra một mức sản lượng, tại đó chi phí của hai q trình sản xuất là bằng nhau như sau:

Hình 3.10: Đồ thị phân tích và lựa chọn q trình sản xuất

Như vậy, nếu theo dự báo THÀNH ĐẠT có thể bán được nhiều hơn 6.666 sản phẩm, doanh nghiệp nên chọn quá trình B vì ở mức sản lượng này, tổng chi phí sản xuất của q trình B thấp hơn quá trình A.

Ngược lại, nếu khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp ở mức dưới 6.666 sản phẩm thì nên chọn quy trình A vì quy trình này có tổng chi phí thấp hơn. Lựa chọn này được mơ tả trong hình 3.10. Tương tự như vậy, so sánh quá trình B và C, chúng ta tìm ra một mức sản lượng tại đó chi phí của hai quá trình này là bằng nhau như sau:

Như vậy, với bài toán của doanh nghiệp THÀNH ĐẠT, chúng ta có thể kết luận như sau:

- Nếu theo dự báo nhu cầu sản phẩm, doanh nghiệp có thể bán ra ở mức dưới 6.666 sản phẩm thì nên chọn quá trình sản xuất A cần nhiều sức lao động;

- Nếu khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ở mức từ 6.666 tới 41.666 thì nên chọn quá trình B tự động hơn;

- Nếu khả năng bán ra của doanh nghiệp lớn hơn mức 41.666 sản phẩm, doanh nghiệp nên chọn q trình sản xuất tự động hồn tồn (C).

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)