Khái niệm thiết kế sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 92 - 94)

THIẾT KẾ SẢN PHẨM, LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT

3.1.1. Khái niệm thiết kế sản phẩm

Dựa trên những thông tin thu được từ dự báo, doanh nghiệp tiến hành công tác lựa chọn, thiết kế sản phẩm nhằm đảm bảo đúng những gì mà thị trường yêu cầu và phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Thiết kế sản phẩm (product design) là hoạt động bao gồm việc định hình, sáng tạo, đổi mới và tạo ra sản phẩm xuất phát từ một nhu cầu cần phải thỏa mãn. Sản phẩm dự kiến có thể là mới hoàn toàn hoặc được cải tiến từ một sản phẩm đã có.

Thiết kế sản phẩm là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều hoạt động liên kết chặt chẽ với nhau từ khâu nghiên cứu xác định nhu cầu của thị trường, hình thành ý tưởng về sản phẩm, nghiên cứu khả thi, tiến hành thiết kế sản phẩm, tổ chức sản xuất thử, đánh giá kiểm định và đưa vào sản xuất đại trà.

Thiết kế sản phẩm có thể coi là bước chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới. Nó phải dựa trên kết quả dự báo, nghiên cứu thị trường; tính tới khả năng sản xuất của doanh nghiệp và các hoạt động marketing hỗ trợ. Vì vậy, thiết kế sản phẩm đòi hỏi huy động tri thức của

nhiều lĩnh vực từ hiểu biết về thị trường, khách hàng, kỹ thuật thiết kế, kỹ thuật sản xuất, tính tốn chi phí,... đến hoạt động giao tiếp và truyền thông sản phẩm mới. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, các sản phẩm, công nghệ mới cần phải được chuẩn bị thị trường ngay từ khi chúng còn đang ở giai đoạn thiết kế. Có ba yếu tố cần tính đến trong việc thiết kế sản phẩm là người sử dụng (các yêu cầu cụ thể về tính năng của sản phẩm), doanh nghiệp (khả năng sản xuất của doanh nghiệp) và thị trường (sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, khả năng thương mại hóa sản phẩm).

Hình 3.1: Các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế sản phẩm

Một sản phẩm được thiết kế hiệu quả cần phải thỏa mãn được những yêu cầu của khách hàng, đạt được hiệu quả về chi phí, đạt yêu cầu trong việc giao hàng, và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo Chase, Jacobs and Aquilano (2007), quá trình thiết kế sản phẩm cần tính tới các tiêu chí sau:

- Mức độ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng: Câu hỏi đầu tiên cần trả lời là sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến đâu. Nếu khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng không tốt hơn trước đây hoặc không tạo ra được ưu thế cạnh tranh thì ý tưởng dù có hay cũng không thể sử dụng để phát triển sản phẩm mới.

- Tốc độ phát triển sản phẩm: Cần phải xác định xem cần bao nhiêu thời gian để sản phẩm có thể được đưa ra thị trường. Khoảng thời gian

Thiết kế  SẢN  PHẨM Doanh  nghiệp Thị  trường Người  sử dụng

phẩm, rút kinh nghiệm đưa ra sản xuất đại trà và đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường. Ở đây không chỉ là vấn đề thời gian dài hay ngắn, mà là sản phẩm có thể được đưa ra sớm hay muộn hơn so với đối thủ cạnh tranh. Khi sản phẩm được đưa ra thị trường, doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận khơng, có đáp ứng được u cầu thu hồi vốn hay khơng?

- Chi phí cho sản phẩm: Đây là chi phí cho tồn bộ các hoạt động từ khi nghiên cứu, thiết kế, tiến hành sản xuất cho tới khi đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối đến tay người tiêu dùng. Yêu cầu chung cho việc xem xét và cân nhắc là phải đảm bảo mức chi phí sao cho trong tồn bộ chu kỳ sống của sản phẩm, chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là thấp nhất.

Một doanh nghiệp có thể có được lợi thế cạnh tranh thơng qua việc ứng dụng những ý tưởng mới một cách nhanh chóng, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, phát triển nhanh chóng các sản phẩm thích hợp với chi phí thấp.

Thiết kế sản phẩm có những khác biệt so với việc thiết kế dịch vụ. Thiết kế sản phẩm bao gồm việc xác định hình dáng của sản phẩm, thiết lập các tiêu chuẩn về tính năng, quy định các nguyên vật liệu sẽ sử dụng và xác định các đặc tính và dung sai cho phép (sẽ được nói kỹ trong phần 3.1.3)

Thiết kế dịch vụ bao gồm việc xác định các yếu tố vật chất của quy trình dịch vụ (physical items), các lợi ích tâm lý và trực giác (sensual and psychological benefits) mà khách hàng nhận được từ dịch vụ cũng như xác định mơi trường trong đó dịch vụ diễn ra.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)