BÀI TẬP VÀ TÌNH HUỐNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 47 - 53)

2 Thuật ngữ Công nghiệp 4.0 (Industrie 4.0) bắt đầu được nhắc tới tại Diễn đàn Kinh tế thế

BÀI TẬP VÀ TÌNH HUỐNG

1. Anh (chị) hãy bình luận từ góc độ Quản trị sản xuất các yêu cầu về (a) chất lượng, (b) giá cả (c) sự linh hoạt, (d) tốc độ, (e) sáng tạo và (f) dịch vụ. Lấy ví dụ về các cơng ty sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ ở Việt Nam đã thành công trong việc cạnh tranh dựa trên một những tiêu chí trên và phân tích tại sao họ thành cơng.

2. Anh (chị) hãy thu thập thơng tin để trình bày và mơ tả những đặc điểm của “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” đang diễn ra hiện nay. “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất cần làm gì để thích ứng với những hai xu hướng quan trọng này.

3. Anh (chị) hãy trình bày các mục tiêu và yêu cầu của “phát triển bền vững”. Hãy lấy trường hợp một doanh nghiệp sản xuất cụ thể và phân tích xem doanh nghiệp này cần làm gì để đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững.

4. Công ty Chiến Thắng

Công ty chế tạo máy Chiến Thắng vừa trang bị một hệ thống máy công cụ điều khiển bằng kỹ thuật số CNC để gia công chi tiết thay cho các máy công cụ bán tự động. Cùng với việc đầu tư thiết bị, công ty phải tuyển cơng nhân mới. Cơng nhân mới khơng cần có tay nghề và sự khéo léo như công nhân cũ nhưng phải biết sử dụng máy vi tính, hiểu biết về một số phần mềm ứng dụng có liên quan và biết tiếng Anh. Quy trình sản xuất cũng thay đổi, công ty không cần sử dụng nhiều công nhân gia công chi tiết và công nhân lắp ráp như trước nữa, mọi công đoạn đều được tự động hóa: Bản vẽ chi tiết được thực hiện trên Autocad, dữ liệu được chuyển vào máy CNC, dao cắt được điều khiển theo các tọa độ được lập trình sẵn, các chi tiết được sản xuất và được chuyển sang dây chuyền lắp ráp. Trước đây công nhân được chia thành từng tổ sản xuất nhỏ từ 5 đến 7 người, mỗi tổ có một quản đốc, với thiết bị mới, công ty không cần chia tổ sản xuất như trước nữa, các công nhân vận hành máy trực tiếp báo cáo cho trưởng phịng sản xuất. Cơng nhân điều khiển máy CNC phải ghi lại một số thông số kỹ thuật của máy mỗi khi bàn giao ca.

Câu hỏi

a. Tóm tắt lại những thay đổi về công nghệ sản xuất và tổ chức công việc của Công ty Chiến Thắng.

b. Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 xu hướng tự động hố, “nhà máy khơng đèn” sẽ trở nên phổ biến, điều này đặt ra các thách thức gì cho người lao động và cho các doanh nghiệp sản xuất.

5. Quản trị vận hành và chuỗi cung ứng của Zara

Zara là một công ty bán lẻ quần áo thời trang và phụ kiện làm đẹp đến từ Tây Ban Nha. Cho đến nay, Zara đã trở thành một trong những công ty nổi tiếng về sự thành công và sáng tạo với lợi thế cạnh tranh chủ yếu đến từ chính cơng tác quản trị vận hành của công ty. Từ một cửa hàng ở La Coruna, chuỗi bán lẻ của Zara đã mở rộng đến 1659 cửa hàng và có mặt ở hơn 74 quốc gia trên thế giới. Những yếu tố đặc trưng trong

công tác vận hành của Zara được công chúng ghi nhận như dây chuyền sản xuất linh hoạt, hay dịch vụ logistics chất lượng cao... Bí kíp thành cơng của Zara gói gọn trong 2 từ khố “tốc độ” (chỉ mất 2 tuần từ lúc triển khai một ý tưởng thiết kế mới đến khi sản phẩm xuất hiện ngoài cửa hàng) và “phản hồi” mà các trưởng cửa hàng gửi về cho trụ sở chính giúp cho Zara nhanh chóng hồn thiện sản phẩm và dịch vụ của mình.

Về thiết kế, Zara sử dụng quy trình thiết kế cho phép tất cả các

thành viên trong cơng ty tham gia vào q trình thiết kế sản phẩm. Các bên tham gia vào quy trình bao gồm thành viên của bộ phận thu mua, nhà thiết kế, chuyên gia thị trường và phản hồi từ nhân viên bán hàng và quản lý cửa hàng. Các nhà thiết kế xác định xu hướng mới nhất của thị trường từ nhiều nguồn khác nhau như các buổi trình diễn thời trang, tạp chí, bộ phim mới phát hành, hội chợ thương mại,... Sau đó, họ tạo ra một thiết kế mẫu và lấy ý kiến từ nhiều thành viên khác nhau. Zara ra mắt 12000 thiết kế mỗi năm, sản phẩm mới được bày bán ở các cửa hàng trên toàn cầu hai lần/tuần. Hầu hết các thiết kế của Zara sử dụng CAD, đây chính là lý do giúp quy trình từ thiết kế tới sản xuất được thực hiện nhanh chóng. Các phản hồi của khách hàng được các cửa hàng trưởng gửi rất nhanh chóng về trụ sở chính thơng qua thiết bị điện tử. Dựa vào đó, đội thiết kế hồn thiện thiết kế và gửi tới tất cả các đơn vị sản xuất.

Về sản xuất, 60% sản phẩm của Zara được sản xuất bởi nhà máy

của họ. Zara có khoảng 25 nhà máy trên tồn cầu. Vì vậy Zara có khả năng đáp ứng nhanh sự gia tăng nhu cầu theo mùa. Đối với những sản phẩm đơn giản, 34% trong số đó được sản xuất tại các công xưởng ở châu Á và khoảng 14% tại khu vực châu Âu; còn đối với các sản phẩm thời trang cao cấp, 49% được cắt may tại Tây Ban Nha. Mặc dù thiết kế và sản xuất tự động được thực hiện trong nội bộ, nhiều phần cơng việc được th ngồi để giảm chi phí. Zara có khả năng đưa một ý tưởng thời trang thành một sản phẩm hồn thiện có mặt tại các cửa hàng trong vịng 2 tuần. Zara sản xuất các mặt hàng thời trang ở một mức giá vừa phải và thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh như GAP, Benetton và H&M. Lý do quan trọng nhất để đạt được sự dẫn đầu về chi phí một cách ổn định ở thị

trường thời trang là giữ mức tồn kho rất thấp ở các cửa hàng. Hệ thống phân phối hiệu quả cho phép họ có các sản phẩm tại cửa hàng đúng lúc.

Về logistics và quản trị tồn kho, Zara có hệ thống phân phối trung

tâm được điều hành từ trụ sở chính tại La Coruna. Zara sử dụng tất cả các phương thức vận tải cho việc giao hàng. Xe tải được bốc hàng theo từng đơn đặt hàng cụ thể vào buổi tối và khởi hành vào ban đêm theo một giờ nhất định. Zara bổ sung kho hàng ít nhất 2 lần/tuần. Tuy nhiên số lượng hàng hố được giới hạn để đảm bảo khơng dự trữ quá mức.

Về quản trị chất lượng, trước năm 1995 Zara thực hiện kiểm tra

theo đơn đặt hàng để liên tục kiểm tra chất lượng sản phẩm. Từ năm 1995, Zara ứng dụng quản trị chất lượng toàn diện. Theo cách thực hiện này, chuỗi cung ứng theo chiều dọc cố gắng đạt được sự cải tiến liên tục trong quy trình. Zara khuyến khích nhân viên làm việc để đạt chất lượng và mục đích cuối cùng của mọi hoạt động là đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nguồn: Tổng hợp từ Jacobs and Chase (2015)

Câu hỏi

a. Các mục tiêu về chi phí, chất lượng, tốc độ và sự linh hoạt được thực hiện như thế nào trong quy trình kinh doanh của Zara.

b. Zara lựa chọn cả tự sản xuất và thuê ngoài. Tại sao họ lại chọn cả hai phương thức này?

6. Nhà máy sản xuất sứ Phú An

Nhà máy sản xuất sứ Phú An là một nhà máy chuyên về sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh và các sản phẩm phục vụ cho các cơng trình xây dựng. Sản phẩm của công ty có thương hiệu được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước, 30% sản phẩm do nhà máy sản xuất được xuất khẩu sang thị trường lớn như Nga, Ukraina, Italia... Những năm trước đây công ty kinh doanh rất có lãi, lợi nhuận sau thuế hàng năm lên tới vài chục tỷ đồng, sản phẩm của nhà máy sản xuất không kịp cung cấp cho khách hàng. Máy móc, thiết bị của nhà máy hoạt động hết công suất.

Nhưng kể từ giữa năm trước trở lại đây, sản xuất của cơng ty gặp nhiều khó khăn, tình trạng ế ẩm triền miên, đầu ra bán rất chậm, hàng tồn chất đống trong kho, công nhân thay nhau nghỉ việc, đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn. Cơng ty đang dự tính sẽ phải ngừng hoạt động 3 tháng để tiêu thụ hết lượng hàng tồn tại nhà máy. Một trong những đặc điểm của các công ty sản xuất sứ đó là khơng thể sản xuất cầm chừng như các ngành hàng khác. Một là phải hoạt động 100% cơng suất, hai là phải đóng cửa, ngừng vận hành lị. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhà máy Phú An gặp phải tình trạng trên đó là:

‐ Nhà máy đang phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ cả trong và

ngoài nước, đặc biệt là sản phẩm nhập khẩu với giá rẻ từ Trung Quốc. Mẫu mã sản phẩm của cơng ty cịn đơn điệu, chậm cải tiến.

‐ 70% thành phẩm của nhà máy tiêu thụ trong nước, trong khi đó,

từ cuối năm 2008 đến nay nhu cầu thị trường nội địa liên tục giảm, thêm vào đó 30% thành phẩm xuất khẩu sang thị trường Nga, Ukraina, Italia... cũng trong tình trạng ế ẩm triền miên.

‐ Mối quan hệ giữa nhà máy sản xuất với các công ty thương mại,

các đại lý bán hàng chưa tốt. Công tác Marketing của nhà máy cịn chưa tốt, chính sách bán hàng cịn cứng nhắc.

‐ Các chi phí đầu vào liên tục tăng, trong đó ảnh hưởng lớn nhất

đến chi phí là giá gas, giá dầu (chiếm 30-40% tổng chi phí). Các nguyên vật liệu chính cấu thành nên sản phẩm chủ yếu là nhập khẩu, việc thay đổi tỷ giá cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu còn cao, sự phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu là không thể tránh khỏi.

‐ Chi phí sản xuất của cơng ty cịn cao, sự lãng phí trong sản xuất

cịn nhiều đặc biệt là việc sử dụng lãng phí nguyên vật liệu và năng lượng trong nhà máy.

‐ Công tác lập kế hoạch, dự báo nhu cầu chưa tốt, sự phối kết hợp

giữa các bộ phận còn chưa tốt dẫn đến sản xuất dư thừa làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.

‐ Việc sắp xếp và bố trí nhân lực khơng hợp lý dẫn đến năng suất

thấp và thường xuyên không đảm bảo về tiến độ giao hàng.

‐ Mặc dù cơng ty có triển khai hệ thống quản trị chất lượng ISO

9001:2000 nhưng chủ yếu là hình thức, cơng tác thực hiện 5S chỉ dừng lại ở “khẩu hiệu” chứ chưa thật sự đi vào ý thức của mọi người trong doanh nghiệp.

‐ Nhà máy khơng giữ được những cơng nhân có tay nghề giỏi. Mặt

khác, việc chậm trả lương cho công nhân thường xuyên diễn ra, công nhân làm thêm giờ khơng được trả lương xứng đáng dẫn đến tình trạng nghỉ việc hàng loạt.

Câu hỏi

a. Trong các nguyên nhân giải thích khó khăn của Nhà máy Phú An kể trên, đâu là những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả của nhà máy?

b. Đề xuất các giải pháp gì để giúp công ty vượt qua những khó khăn này?

c. Một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất là sự lãng phí. Đâu là những lãng phí chủ yếu của một doanh nghiệp sản xuất nói chung và của nhà máy Phú An nói riêng (lãng phí nào và ở những khâu nào)? Cần làm gì để loại bỏ những lãng phí này.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)