Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định công suất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 120 - 121)

01 sản phẩm cho mỗi loạ

3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định công suất

Khi tiến hành hoạch định và lựa chọn công suất, doanh nghiệp cần xem xét và phân tích các yếu tố chủ yếu sau đây:

- Nhu cầu sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm dịch vụ. Cơ sở hàng đầu trong quyết định lựa chọn công suất là nhu cầu sản phẩm, dịch vụ trên thị trường: khối lượng sản phẩm/dịch vụ cần đáp ứng, thời điểm cung cấp, đặc điểm sản phẩm/dịch vụ cần có,... khi yêu cầu về sản phẩm đầu ra là đồng nhất và ít thay đổi thì việc hoạch định cơng suất dễ dàng hơn. Ngược lại, sản phẩm càng đa dạng và thường xuyên phải thay đổi theo nhu cầu thị trường thì hoạch định cơng suất khó khăn, phức tạp hơn. Cần phân tích nhu cầu thị trường trên các mặt như dung lượng thị trường, cơ cấu, thời điểm cần hàng, tính ổn định của cầu... xem xét các đặc điểm của sản phẩm dịch vụ trên các mặt như loại sản phẩm và dịch vụ cần thiết, tính đa dạng của sản phẩm...

- Đặc điểm và tính chất của công nghệ sử dụng. Những chỉ tiêu cần xem xét phân tích khi quyết định lựa chọn cơng suất là trình độ cơng nghệ, loại hình, tính chất và năng lực của máy móc, thiết bị. Như ví dụ nêu trên, sản phẩm máy đóng kiện lớn của doanh nghiệp Minh Anh phải sử dụng 2h máy tiện và 4h máy ráp.

- Trình độ tay nghề và tổ chức lực lượng lao động. Khả năng sản

xuất phụ thuộc rất lớn vào trình độ chun mơn, tay nghề, kỹ năng, ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động.

- Diện tích mặt bằng, nhà xưởng, kết cấu hạ tầng trong doanh

nghiệp. Các yếu tố như diện tích mặt bằng, hệ thống nhà xưởng, kho bãi,

cách bố trí trang thiết bị,... có ảnh hưởng rất lớn đến cơng suất thực tế của doanh nghiệp.

- Ngồi ra, khi xác định mức công suất doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố khác như lợi ích kinh tế theo quy mô và đường cong kinh nghiệm. Khi quy mô sản xuất tăng lên, chi phí bình qn trên một đơn vị

sản phẩm sẽ giảm xuống và doanh nghiệp sẽ đạt được các lợi thế về chi phí. Đường cong kinh nghiệm biểu diễn mối quan hệ giữa thời gian sản xuất một đơn vị sản phẩm và số lượng đơn vị sản phẩm tích luỹ. Khi sản xuất càng nhiều, các cá nhân và tổ chức tích luỹ được kinh nghiệm, nên cải thiện được hiệu quả làm việc, thời gian dành cho sản xuất một đơn vị sản phẩm giảm xuống.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)