Lấy ý kiến chuyên gia

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 60 - 61)

DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM GIỚI THIỆU

2.2.4. Lấy ý kiến chuyên gia

Trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp có thể tiếp cận được các chuyên gia dự báo, ý kiến của họ sẽ là một nguồn tham khảo tốt khi dự báo nhu cầu sản phẩm. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp Delphi và trong thực tế được sử dụng nhiều để dự báo các sản phẩm về công nghệ và các tiến triển về cơng nghệ. Mỗi chun gia, có thể từ bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp sẽ đưa ra ý kiến dự báo độc lập

của họ. Quy trình dự báo này cho phép các chuyên gia có quyền bình đẳng như nhau tham gia vào dự báo, danh tính của mỗi cá nhân tham gia dự báo không được tiết lộ. Các bước thực hiện theo phương pháp Delphi như sau:

(1) Tuyển chọn chuyên gia dự báo (2) Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn (3) Gửi bảng câu hỏi cho các chuyên gia

(4) Tập hợp và phân loại ý kiến trả lời của các chuyên gia

(5) Gửi các chuyên gia tham khảo bảng tổng hợp ý kiến, đặc biệt là các ý kiến khác biệt, không cho biết ai đưa ra nhận định nào.

(6) Lặp lại các bước 3 - 5 đến khi các ý kiến gần thống nhất

Phương pháp Delphi có ưu điểm cơ bản là: Tạo ra và nhận được ý kiến phản ứng hai chiều từ người ra quyết định đến các chuyên gia và ngược lại; Tránh được mối liên hệ trực tiếp giữa các cá nhân; Khơng có sự va chạm giữa người này với người khác hoặc bị ảnh hưởng của một người nào đó có ưu thế hơn.

Hạn chế: Địi hỏi trình độ tổng hợp rất cao của các điều tra viên và

nhà quản trị (người ra quyết định); Quá trình triển khai thực hiện khá phức tạp và cũng khá tốn kém; Phụ thuộc khá nhiều vào trình độ và kinh nghiệm cũng như cơ cấu của các chuyên gia tham gia dự báo.

Tóm lại, các phương pháp dự báo định tính nêu trên mang tính chủ

quan, phụ thuộc nhiều vào trình độ, kinh nghiệm và trách nhiệm của cá nhân người làm dự báo, do đó có nhiều hạn chế khi vận dụng vào cơng tác dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)