Phân loại quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 106 - 107)

THIẾT KẾ SẢN PHẨM, LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT

3.2.2. Phân loại quá trình sản xuất

3.2.2.1. Theo số lượng sản phẩm và tính chất lặp lại

Theo tiêu chí về số lượng sản phẩm sản xuất ra và tính chất lặp lại trong q trình sản xuất, có bốn kiểu q trình là sản xuất đơn chiếc, sản xuất theo lô, sản xuất hàng loạt và sản xuất liên tục.

- Sản xuất đơn chiếc hay sản xuất theo dự án (One-off or projects

production): Là loại hình sản xuất gián đoạn và được làm theo yêu cầu

của khách hàng. Đây là loại hình sản xuất có số chủng loại sản phẩm được sản xuất ra rất nhiều nhưng số lượng mỗi loại được sản xuất rất nhỏ. Thường mỗi loại sản phẩm người ta chỉ sản xuất một hoặc vài chiếc, q trình sản xuất khơng lặp lại, thường được tiến hành một lần. Ví dụ, nhà may nhỏ may áo theo yêu cầu của từng khách hàng, bộ môn viết một cuốn sách, họa sĩ vẽ một bức tranh theo cảm hứng của mình, các cơng ty xây dựng các cơng trình cơng cộng như cầu, đường, đóng tàu, xây tượng đài...

- Sản xuất theo mẻ/lô (Batch production): Đây là loại sản xuất mà các mẫu hay chủng loại sản phẩm được sản xuất lặp lại với số lượng nhất định nhưng số lượng chưa đủ lớn để hình thành dây chuyền sản xuất. Ví dụ minh họa cho trường hợp này là một cửa hàng bánh mì, mỗi buổi sáng sản xuất ra một mẻ bánh mỳ với vài chủng loại sản phẩm (dài, ngắn, to, nhỏ khác nhau). Loại hình sản xuất này rất phổ biến trong ngành cơng nghiệp cơ khí, máy cơng cụ, đồ gỗ nội thất,...

- Sản xuất hàng loạt (Mass production): Là loại hình sản xuất số

lượng lớn các sản phẩm có đặc điểm giống nhau, sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa và cung cấp cho thị trường rộng lớn. Nhà máy may sản xuất sản phẩm ở quy mô lớn, sản xuất giấy, xi măng, ơ tơ, iphone,... là những ví dụ tương đối điển hình về loại hình sản xuất này.

- Sản xuất liên tục (Continuous flow): Là quá trình sản xuất với các

cơng đoạn nối tiếp nhau, liên tục khơng thể dừng do tính chất đặc thù của nguồn ngun liệu đầu vào và địi hỏi của qui trình cơng nghệ. Ví dụ:

sản xuất các chế phẩm hóa học, sản phẩm hóa dầu hay bia, rượu. Cơng nghệ cho kiểu sản xuất này địi hỏi trình độ tự động hóa cao và độ bền bỉ trong sản xuất 24/24.

Hình 3.7: So sánh các quá trình sản xuất theo hai tiêu chí “tính linh hoạt” và “sự đa dạng” của sản phẩm

Nguồn: Nigel Slack et al. (2010)

3.2.2.2. Theo tính liên tục của quá trình - Sản xuất gián đoạn (Job shop):

Sản xuất gián đoạn là một hình thức tổ chức sản xuất ở đó người ta xử lý, gia cơng, chế biến một số lượng tương đối nhỏ sản phẩm mỗi loại, song số loại sản phẩm thì nhiều, đa dạng. Trong dạng sản xuất này người ta bố trí các bộ phận theo nhiệm vụ (job shop). Mỗi bộ phận chun mơn hố vào một phần cơng việc ở đó tập hợp tất cả các máy móc, thiết bị có cùng chức năng (máy ép, máy hàn, máy khoan,...). Dòng di chuyển của sản phẩm phụ thuộc vào thứ tự các cơng việc cần thực hiện (hình 3.8).

Linh hoạt của quy trình Sản xuất gián đoạn Dựa trên một quy trình chung SX ĐƠN CHIẾC

(Cửa hàng phơ tơ, xưởng vẽ)

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)