XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP
4.1.3. Quy trình xác định địa điểm
Việc quyết định địa điểm doanh nghiệp sản xuất thường gắn bó chặt chẽ với bản chất của các lĩnh vực sản xuất cụ thể và qui mô doanh nghiệp. Chẳng hạn, các doanh nghiệp sản xuất ở qui mô nhỏ thường phân bố tự do hơn, nhưng các doanh nghiệp ở quy mô lớn cần phải xác định rất nhiều yếu tố như vùng nguyên liệu, năng lượng, lao động, hạ tầng... và thậm chí phải bố trí thành nhiều địa điểm khác nhau. Để quyết định địa điểm đúng đắn, hợp lý cần thực hiện các bước chủ yếu sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các
phương án địa điểm của doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng là cùng với việc xác định chỉ tiêu cần phải xác định rõ các tiêu chuẩn được dùng làm cơ sở đánh giá các phương án địa điểm. Các chỉ tiêu này có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu và loại hình doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất, chỉ tiêu quan trọng là chi phí, đối với các doanh nghiệp thương
mại và dịch vụ, chỉ tiêu quan trọng lại là khả năng tiếp cận khách hàng, doanh thu hoặc là tốc độ giao hàng.
Bước 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến địa điểm sản xuất của
doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố cần tính tới để thu thập thơng tin và phân tích, bao gồm các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn “vùng” và các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn “vị trí”. Các yếu tố này sẽ được trình bày cụ thể trong phần sau.
Bước 3: Xây dựng những phương án địa điểm khác nhau, quyết
định về địa điểm nên được cân nhắc giữa nhiều phương án khác nhau để tìm ra phương án tối ưu. Doanh nghiệp nên đầu tư thích đáng vào việc xác định các phương án khác nhau này.
Bước 4: Sau khi xây dựng các phương án địa điểm, bước tiếp theo
là cân nhắc theo các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đã xác định. Lượng hoá các yếu tố có thể, trên cơ sở đó so sánh hệ thống các chỉ tiêu của từng phương án, tìm ra những phương án có lợi nhất tính theo các chỉ tiêu đó. Ngồi ra, cần phải đánh giá đầy đủ về mặt định tính các yếu tố khác dựa trên những chuẩn mực đã đề ra. Trong nhiều trường hợp phương án được lựa chọn khơng phải là phương án có chỉ tiêu kinh tế đã lượng hố cao nhất, mà là những phương án khả thi và hợp lý có thể thoả mãn được những mục tiêu chính mà doanh nghiệp đề ra.