DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM GIỚI THIỆU
2.1. Khái quát về dự báo nhu cầu sản phẩm
2.1.1. Khái niệm
Dự báo hiểu đơn giản là dự đoán về tương lai. Dự báo đưa ra những nhận định về các sự việc hay hiện tượng sẽ xảy ra trong tương lai một cách có cơ sở, dựa trên các dữ liệu thu thập được trong quá khứ cũng như
phân tích các biến động của mơi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới đối tượng dự báo trong tương lai.
Dự báo là một công việc cần thiết của con người trong hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động nhằm nâng cao tính chủ động tích cực trong công việc. Dự báo vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Dự báo là khoa học vì cần dựa trên việc thu thập dữ liệu, các phân tích và phương pháp khoa học để dự báo. Tuy nhiên, sự vận động của mọi sự vật hiện tượng ln có yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ,... địi hỏi người làm dự báo phải sử dụng thêm kinh nghiệm, sự phán đoán cá nhân, linh cảm,... để đưa ra kết quả cuối cùng và vì thế dự báo cịn là một nghệ thuật.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện dự báo nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của mình. Dự báo nhu cầu sản phẩm là q trình phân tích, đánh giá và dự đốn nhu cầu tương lai về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp phải
chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tận dụng các cơ hội của thị trường.
Kết quả của dự báo nhu cầu có thể là các chỉ số phục vụ việc hoạch định tác nghiệp như doanh thu, số lượng sản phẩm, số khách hàng, số đơn hàng sẽ phục vụ,... hoặc là các thông tin phục vụ hoạch định chiến lược như quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, những thay đổi trong xu hướng và thị hiếu của khách hàng,... đối với doanh nghiệp sản xuất, các số liệu dự báo được sử dụng để đưa ra các quyết định định kỳ về lựa chọn nhà cung ứng, lựa chọn q trình sản xuất, hoạch định cơng suất, bố trí mặt bằng cũng như các quyết định liên tục về mua hàng, kế hoạch sản xuất, lập lịch trình sản xuất và kiểm sốt tồn kho.
Dự báo nhu cầu sản phẩm không chỉ đề cập tới nhu cầu tổng thể về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà còn liên quan tới việc xác định chính xác lượng hàng dự trữ ở các kho và điểm bán hàng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Khi thực hành dự báo, doanh nghiệp cần lưu ý tới một số đặc điểm cơ bản như sau:
‐ Dự báo ln hàm chứa yếu tố khơng chắc chắn vì có q nhiều
yếu tố trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp biến động khôn lường. Dự báo sẽ khơng đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, nói cách khác là giữa nhu cầu dự báo về sản phẩm và nhu cầu thực tế sẽ có sai số nhất định. Điều quan trọng là sao cho sai số này là nhỏ nhất.
‐ Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trong quá khứ có thể sẽ tiếp
tục ảnh hưởng đến nhu cầu trong tương lai với các mức độ khác nhau. Nhiều yếu tố mới cũng có thể xuất hiện. Việc xác định được đúng các yếu tố nguyên nhân ảnh hưởng tới nhu cầu và hành vi mua của khách hàng sẽ có ý nghĩa quan trọng trong dự báo.
‐ Các dữ liệu, số liệu thu thập để phục vụ cơng tác phân tích, đánh
giá,... càng đầy đủ, rõ ràng thì càng tạo điều kiện cho kết quả dự báo được chính xác và có độ tin cậy cao.
‐ Dự báo trong ngắn hạn thường cho kết quả chính xác cao hơn
trong dài hạn. Nói cách khác là độ chính xác của kết quả dự báo thường tỷ lệ nghịch với khoảng thời gian dự báo.