Quản lý chất lượng trong sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 43 - 45)

2 Thuật ngữ Công nghiệp 4.0 (Industrie 4.0) bắt đầu được nhắc tới tại Diễn đàn Kinh tế thế

1.3.8. Quản lý chất lượng trong sản xuất

Quản lý chất lượng trong sản xuất là một yếu tố mang ý nghĩa chiến lược trong giai đoạn hiện nay. Trong thế giới phẳng, đối thủ cạnh tranh có thể đến từ mọi nơi trên thế giới, các doanh nghiệp chỉ có một lựa chọn hoặc là làm ra sản phẩm có chất lượng hoặc là khơng tồn tại. Một sản phẩm đạt chất lượng có nghĩa là nó đáp ứng được những mong muốn và kỳ vọng của khách hàng.

Chất lượng sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào một khâu hay công đoạn nào đó của q trình sản xuất mà nó phụ thuộc vào việc thực hiện tốt tất cả các khâu hay công đoạn của hệ thống sản xuất. Nguyên lý đầu tiên của quản trị chất lượng là “trình độ của hệ thống quản lý chất lượng quyết định chất lượng sản phẩm”. Vì vậy doanh nghiệp khơng thể giao

cho bộ phận kiểm tra chất lượng phụ trách về chất lượng sản phẩm mà trách nhiệm về chất lượng sản phẩm phải thuộc về mọi thành viên trong doanh nghiệp, bắt đầu từ lãnh đạo cao nhất. Quản trị chất lượng bao gồm 3 thành tố cơ bản là đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến chất lượng.

Đảm bảo chất lượng nhằm áp dụng và triển khai một hệ thống quản

trị chất lượng. Hệ thống này phải kiểm sốt tất cả các cơng đoạn sản xuất sản phẩm, bởi vì chất lượng hữu hiệu phải dựa trên sự phịng ngừa chứ khơng chỉ dựa trên sự phát hiện. Kiểm soát chất lượng là các hoạt động có liên quan đến kỹ thuật tác nghiệp, mục đích là kiểm định hoạt động của doanh nghiệp có phù hợp với những yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng hay không. Cải tiến chất lượng là hoạt động tìm kiếm, phát hiện và đưa ra những tiêu chuẩn cao hơn về chất lượng nhằm không ngừng đáp ứng mong muốn và kỳ vọng của khách hàng. Cải tiến chất lượng tập trung vào nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu về chất lượng nhằm không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Một yêu cầu bắt buộc đối với các nhà quản trị sản xuất là cần hiểu rõ và biết sử dụng các công cụ và kỹ thuật thống kê trong quản lý chất lượng. Hệ thống cơng cụ thống kê và kỹ thuật thống kê góp phần đảm bảo cho hệ thống sản xuất được kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên có khả năng thực hiện tốt những mục tiêu chất lượng đã đề ra.

TÓM TẮT

Sản xuất là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành các sản phẩm, dịch vụ đầu ra nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Quá trình này bao gồm 4 yếu tố cơ bản: yếu tố đầu vào, quá trình biến đổi, yếu tố đầu ra và phản hồi. Đầu ra của sản xuất là hàng hoá hoặc dịch vụ hoặc là một sự tích hợp giữa hàng hố và dịch vụ.

Quản trị sản xuất là tổ hợp các yếu tố thiết kế, vận hành và cải tiến hệ thống sản xuất của doanh nghiệp. Các mục tiêu chính của quản trị sản xuất liên quan tới bốn khía cạnh là chi phí, chất lượng, thời gian đáp ứng

và sự linh hoạt. Quản trị sản xuất đóng vai trị chính trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá mức độ hiệu quả và hiệu suất của quản trị sản xuất. Hiệu quả nghĩa là “làm đúng việc”, tạo ra đúng sản phẩm, dịch vụ đầu ra mong muốn và đem lại nhiều giá trị nhất cho khách hàng. Hiệu suất là “làm đúng cách” tức là tận dụng đúng và đủ các tài nguyên cho sản xuất, và làm ra sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp nhất.

Sản xuất đã trải qua q trình phát triển từ trình độ thủ cơng, sản xuất cơ khí trong thời kỳ đầu của cách mạng công nghiệp tới triết lý sản xuất tinh gọn ngày nay. Các phát minh khoa học kỹ thuật và tri thức quản trị đã được khám phá, đi theo, hỗ trợ và thúc đẩy quá trình phát triển này. Ngày nay, quản trị sản xuất tiếp tục đứng trước các thách thức phát triển mới bao gồm tồn cầu hố, thương mại điện tử, cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển bền vững, sự lên ngôi của yếu tố dịch vụ và cạnh tranh toàn cầu.

Các chủ đề chính của quản trị sản xuất, được đề cập và thảo luận trong cuốn sách này bao gồm dự báo nhu cầu sản phẩm; Thiết kế sản phẩm, lựa chọn quá trình và hoạch định cơng suất; Xác định địa điểm của doanh nghiệp; Bố trí mặt bằng sản xuất; Hoạch định nhu cầu và tổ chức mua nguyên vật liệu; Lập lịch trình sản xuất và quản trị dự trữ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)