Lựa chọn thiết bị và công nghệ cho quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 110 - 112)

01 sản phẩm cho mỗi loạ

3.2.3. Lựa chọn thiết bị và công nghệ cho quá trình sản xuất

3.2.3.1. Khái niệm về thiết bị và công nghệ

Để sản xuất ra một loại sản phẩm có thể có nhiều cách khác nhau, mỗi cách thức sản xuất địi hỏi những thiết bị và cơng nghệ khác nhau.

Thiết bị: Là một thuật ngữ chỉ nhiều loại dụng cụ và máy móc sử

dụng trong q trình sản xuất. Bản chất của thiết bị là kỹ thuật, dựa vào một hay nhiều loại công nghệ. Chẳng hạn, các máy tính (thiết bị) hiện nay sử dụng bộ vi xử lý Intel Core i7 thế hệ Skylake (cơng nghệ) đẩy tốc độ xử lý của máy tính lên cao hơn so với các dịng vi xử lý trước.

Công nghệ: Được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những phương

thức, những quy trình được sử dụng để chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ. Một cách đầy đủ, công nghệ bao gồm bốn thành phần sau:

- Phương tiện hữu hình: Máy móc, thiết bị, cơng cụ dụng cụ và những yếu tố vật chất hữu hình khác để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm và dịch vụ;

- Con người: Người vận hành, quản lý, kiểm soát các phương tiện sản xuất;

- Phương thức tổ chức: Cách tổ chức, kết hợp nguồn lực con người và thiết bị để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất;

- Thông tin: Bao gồm các thơng tin về tính năng kỹ thuật của các phương tiện sản xuất, các bước cơng nghệ, quy trình vận hành, lịch bảo dưỡng, những hư hỏng thường gặp, những kỹ năng vận hành cần thiết, các chuẩn mực về kết quả, nhu cầu nguyên vật liệu,...

Nếu theo dõi trên truyền thông những năm gần đây, Việt Nam đã và đang thực hiện dự án mua một số công nghệ tiên tiến từ các quốc gia phát triển như điện hạt nhân dân sự, lọc dầu, tàu ngầm... các dự án này bao

giờ cũng bao gồm việc chuyển giao máy móc, thiết bị; đào tạo nhân lực sử dụng; chuyển giao phương thức và hệ thống thông tin vận hành.

Bốn thành phần của cơng nghệ có quan hệ tương hỗ lẫn nhau và phải cùng tồn tại. Máy móc khơng thể vận hành nếu khơng có con người biết sử dụng và cần phải có phương thức tổ chức phù hợp thì mới có thể sử dụng máy móc một cách hiệu quả. Thông tin hỗ trợ cho phương thức tổ chức sản xuất, con người và thiết bị. Nhờ những thơng tin được tích lũy, đúc kết mà con người có thể cải tiến phương thức tổ chức, trang bị thêm những kỹ năng cần thiết và nâng cao hiệu suất của máy móc thiết bị.

3.2.3.2. Các yêu cầu khi mua thiết bị và công nghệ

Đối với những thiết bị hiện đại và kỹ thuật cao thì việc mua và vận hành luôn cực kỳ tốn kém. Tuy nhiên, chuyện mua thiết bị không phù hợp, mua những thiết bị hiện đại nhất nhưng chỉ khai thác được một số chức năng cơ bản của thiết bị không phải là hiếm.

Mua thiết bị và công nghệ bao gồm việc lựa chọn thiết bị/công nghệ, lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán ký kết hợp đồng, chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt và vận hành thử. Trên thị trường có thể có rất nhiều loại thiết bị có tính năng đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp nhưng trên thực tế, lựa chọn thiết bị phù hợp không đơn giản. Doanh nghiệp cần xác định các tiêu chí cụ thể để làm căn cứ cho lựa chọn của mình. Một số yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn thiết bị/công nghệ như sau:

- Tính phù hợp: Thiết bị/cơng nghệ phải phù hợp với các yêu cầu đầu ra của sản phẩm, các lựa chọn quy trình sản xuất, cơng suất và chiến lược phát triển của doanh nghiệp;

- Chi phí: Chi phí khơng chỉ là giá mua mà bao gồm cả chi phí lắp đặt, phí huấn luyện và vận hành thử. Chi phí phải nằm trong khả năng tài chính của doanh nghiệp;

- Nhân lực sử dụng: Mức độ sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào

nhân lực của địa phương. Đơi khi các thiết bị đơn giản địi hỏi sử dụng nhiều nhân lực lại có chi phí vận hành thấp và hiệu quả hơn những thiết bị hiện đại cần ít lao động nhưng chi phí vận hành cao;

- Yêu cầu về nguyên liệu: Nên lựa chọn các thiết bị sử dụng nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương. Chi phí về nguyên vật liệu sử dụng cũng là yếu tố cần tính tới khi lựa chọn thiết bị/cơng nghệ;

- Tính thích ứng: Phải đảm bảo thiết bị hoạt động tốt trong điều

kiện của địa phương nơi đặt nhà máy như độ ẩm, nhiệt độ, điện thế sử dụng và các yếu tố khác. Cần kiểm tra kỹ các điều kiện này trước khi đặt hàng. Nếu cần, phải yêu cầu nhà cung cấp sửa đổi cho phù hợp;

- Sự sẵn có của phụ tùng thay thế và các hỗ trợ kỹ thuật: Nên chọn các thiết bị có phụ tùng thay thế được chuẩn hóa, dễ mua hoặc dễ gia công chế tạo ở địa phương. Doanh nghiệp cũng nên mua thiết bị/công nghệ từ nhà cung cấp có uy tín, có chính sách bảo hành tốt, có đội ngũ nhân viên hỗ trợ kỹ thuật giỏi;

- Tác động tới môi trường: Lưu ý các tác động tới môi trường khi chọn mua thiết bị, cơng nghệ (tiếng ồn, khí thải, nước thải,...).

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)