Quy trình hoạch định công suất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 121 - 129)

01 sản phẩm cho mỗi loạ

3.3.4. Quy trình hoạch định công suất

Quy trình hoạch định cơng suất bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Dự báo nhu cầu công suất

Nhu cầu công suất được xác định dựa vào dự báo nhu cầu sản phẩm bán ra của doanh nghiệp, trong đó bao gồm các dự báo ngắn hạn và dài hạn. Dự báo dài hạn liên quan đến tồn bộ nhu cầu cơng suất thiết kế và quy mô của máy móc thiết bị sử dụng trong tương lai. Dự báo ngắn hạn liên quan tới các biến động do tính thời vụ, sự ngẫu nhiên và những thay đổi thất thường của nhu cầu thị trường.

Bước 2: Đánh giá công suất hiện tại của doanh nghiệp

Đánh giá công suất hiện tại dựa vào đặc điểm của quá trình sản xuất; định mức sử dụng và năng lực của các máy móc thiết bị hiện có; trình độ tay nghề của lực lượng lao động; các yếu tố hạ tầng của doanh nghiệp;... cần xác định rõ mức công suất tối đa và công suất hiệu quả của doanh nghiệp.

Bước 3: So sánh nhu cầu công suất với khả năng hiện tại của doanh nghiệp

Nếu nhu cầu công suất lớn hơn năng lực hiện tại, doanh nghiệp cần có kế hoạch mua hoặc nâng cấp máy móc, thiết bị; thuê gia công bên ngồi; tăng ca; u cầu cơng nhân làm thêm giờ.

Bước 4. Xây dựng các phương án công suất khác nhau

Doanh nghiệp nên xây dựng các phương án công suất khác nhau để chủ động đối phó và điều chỉnh theo nhu cầu thị trường. Khi xây dựng “kịch bản” về công suất cần lưu ý một số điểm:

- Xem xét tổng quan về khả năng thay đổi theo nhu cầu công suất trong tương lai;

- Chuẩn bị, dự tính và lên phương án đối phó với những thay đổi bất ngờ, ngoài ý muốn

- Dự trù phương án cân bằng nhu cầu công suất;

- Xác định mức công suất tối ưu dựa trên việc phân tích mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm và chi phí sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Bước 5. Đánh giá các phương án và lựa chọn phương án tối ưu

Phương án công suất tối ưu thường là phương án đáp ứng được tốt nhất nhu cầu thị trường và phù hợp với khả năng sản xuất thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp cần cân nhắc tới yếu tố chi phí. Khi hoạt động ở quy mơ lớn, doanh nghiệp có thể tận dụng được hiệu quả kinh tế theo quy mô và đường cong kinh nghiệm để giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh về chi phí của doanh nghiệp.

TÓM TẮT

Thiết kế sản phẩm là các hoạt động định hình, sáng tạo, đổi mới và tạo ra sản phẩm xuất phát từ nhu cầu khách hàng. Đây là một quá trình gồm nhiều bước từ hình thành ý tưởng, nghiên cứu khả thi, thiết kế sản phẩm mẫu, hiệu chỉnh/thử nghiệm và đưa ra thiết kế cuối cùng.

Các đặc trưng của sản phẩm cần quan tâm trong q trình thiết kế bao gồm tính năng, đặc tính, độ tin cậy khả năng sử dụng và tính thẩm mỹ. Ngày nay, thiết kế sản phẩm cần đặc biệt quan tâm tới việc đáp ứng nhu cầu đa dạng và thay đổi liên tục của khách hàng, rút ngắn thời gian, sản phẩm thân thiện với mơi trường và bối cảnh tồn cầu hố.

Lựa chọn quá trình sản xuất gắn liền với việc lựa chọn thiết bị và công nghệ sản xuất, chuyển đổi các yêu cầu của sản phẩm thiết kế thành các lựa chọn về kỹ thuật trong quá trình vận hành. Về lý thuyết, doanh nghiệp có thể lựa chọn bốn kiểu q trình khác nhau - sản xuất theo dự án, theo lô, sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất liên tục - tuỳ theo đặc điểm sản phẩm, quy mô sản xuất, công nghệ, nguyên vật liệu, nhân công. Doanh nghiệp cũng có thể tổ chức quy trình sản xuất gián đoạn hoặc theo dịng.

Cơng suất thiết kế là mức sản lượng tối đa theo thiết kế, trong khi công suất hiệu quả là mức sản lượng kỳ vọng theo các điều kiện cơ sở hạ

tầng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ đang hoạt động ở mức công suất thực tế, thường thấp hơn mức kỳ vọng do nhiều nguyên nhân khác nhau xảy ra trong quá trình vận hành.

Để xác định nhu cầu công suất, doanh nghiệp cần căn cứ vào dự báo nhu cầu sản phẩm và định mức sử dụng thiết bị để sản xuất từng loại sản phẩm. Doanh nghiệp cần lên phương án điều chỉnh sự chênh lệnh giữa nhu cầu công suất so với khả năng hiện tại của doanh nghiệp.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích các yếu tố chính cần quan tâm khi thiết kế sản phẩm. Tốc độ phát triển sản phẩm có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thành công của sản phẩm khi đưa ra thị trường?

2. “Thiết kế sản phẩm cần đáp ứng được sự đa dạng và sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu khách hàng”. Hãy đưa ra các thảo luận về nhận định này.

3. Các ý tưởng về sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có được hình thành như thế nào? Hãy đưa ra các ý tưởng cải tiến một sản phẩm thân thuộc, hàng ngày.

4. Phân tích thị trường, phân tích kinh tế và phân tích kỹ thuật được sử dụng trong giai đoạn nào của quá trình thiết kế sản

phẩm. Hãy lấy ví dụ một sản phẩm cụ thể và đưa ra phân tích thị trường cho sản phẩm này.

5. Các thiết kế chức năng, thiết kế kiểu dáng và thiết kế sản xuất khác nhau như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ về thiết kế chức năng cho một sản phẩm cụ thể.

6. Thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường được hiểu như thế nào? Lấy ví dụ một sản phẩm cụ thể để phân tích.

7. Hãy liên hệ một lĩnh vực hay ngành sản xuất (quần áo, dày dép, điện thoại,...), mơ tả q trình thiết kế sản phẩm của một doanh nghiệp trong ngành và cách mà doanh nghiệp này rút ngắn thời gian từ khâu thiết kế tới việc đưa hàng vào hệ thống phân phối. 8. Tham khảo hình 3.6, lấy ví dụ về quy trình sản xuất một sản

phẩm cụ thể và vẽ sơ đồ cho quy trình sản xuất đó.

9. Nêu tên các loại q trình sản xuất theo tính chất lặp lại. Liệt kê 5 ví dụ khác nhau cho mỗi loại quá trình sản xuất này.

10. Trình bày sự khác nhau giữa sản xuất gián đoạn và sản xuất theo dịng.

11. Trình bày bốn thành phần cơ bản của cơng nghệ. Lấy ví dụ một loại cơng nghệ cụ thể để minh hoạ cho từng thành phần nêu ra. 12. Khi lựa chọn giữa tự sản xuất hay thuê gia công, doanh nghiệp

cần cân nhắc dựa trên những tiêu chí nào?

13. Cơng suất thiết kế, công suất hiệu quả và công suất thực tế khác nhau như thế nào? Doanh nghiệp cần làm gì để đạt được mức công suất hiệu quả?

14. Khi hoạch định cơng suất, doanh nghiệp cần tính đến các yếu tố nào? Lợi ích kinh tế theo quy mô và đường cong kinh nghiệm được hiểu như thế nào?

- “Doanh nghiệp nên hoạt động ở mức cơng suất tối đa để tiết kiệm chi phí”.

- “Sản xuất liên tục (Continuous flow) là quá trình sản xuất linh hoạt nhất”.

- “Trong thiết kế sản xuất, phương pháp tiêu chuẩn hoá là phương pháp thiết kế theo tiêu chuẩn của khách hàng.”

- “Thiết kế sản phẩm là một hoạt động mang tính kỹ thuật, tách rời hoạt động marketing và dựa trên việc nghiên cứu tính năng cần thiết của sản phẩm.”

- “Diện tích mặt bằng và kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn công suất sản xuất”.

- “Các quy định về bảo vệ mơi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn công nghệ và thiết bị sản xuất”.

BÀI TẬP VÀ TÌNH HUỐNG

1. Bộ mơn Quản trị sản xuất của Trường Đại học Thương mại có 6 giảng viên. Theo quy định của Nhà trường, một giảng viên cần thực hiện giảng dạy 8 lớp/năm, mỗi lớp có sĩ số trung bình là 30 sinh viên. Năm vừa qua, theo kế hoạch giảng dạy của Nhà trường và vì nhiều lý do khác, Bộ mơn chỉ phân cơng cho mỗi giảng viên Bộ môn Quản trị sản xuất chỉ thực hiện giảng dạy 5 lớp/năm. Số sinh viên tốt nghiệp năm vừa qua của Khoa Quản trị kinh doanh (những sinh viên cần phải học môn Quản trị sản xuất mới có thể tốt nghiệp) là 800 sinh viên.

Hãy tính cơng suất thiết kế, cơng suất hiệu quả và mức độ hiệu quả của Bộ môn Quản trị sản xuất.

2. Công ty Tiến Đạt đang cân nhắc lựa chọn hai quy trình cơng nghệ sản xuất khác nhau: Một quy trình tự động hồn tồn và một quy trình thủ cơng. Cơng ty đã thu thập thơng tin về các loại chi phí liên quan tới hai quy trình và dự báo nhu cầu tiêu thụ trong các năm tới như sau.

Công ty ước tính sau 5 năm quy trình cơng nghệ sẽ bị lạc hậu và sẽ phải thay thế.

Chỉ tiêu Quy trình tự động Quy trình thủ cơng

Tổng chi phí cố định hàng năm (1000 đồng) 690.000 269.000

Chi phí biến đổi/đơn vị sản phẩm 29,50 31,7

Dự báo tiêu thụ sản phẩm: - Năm thứ 1 - Năm thứ 3 - Năm thứ 5 120. 000 150. 000 190. 000 120.000 150.000 190.000

Anh (chị) hãy tính tốn để lựa chọn giúp Tiến Đạt một quy trình sản xuất phù hợp.

3. Peter Lim là kỹ sư âm thanh của tập đoàn Quick Bucks Ltd. Tập đoàn này đang cân nhắc việc trang bị một hệ thống âm thanh mới bao gồm năm linh kiện riêng biệt. Các linh kiện này được sắp xếp theo sê-ri với độ tin cậy giống nhau. Hệ thống Cơ bản (Basic system) với độ tin

cậy của các linh liện là 80% có chi phí là $1.000, hệ thống Chuẩn mực

(Standard system) với độ tin cậy của các linh kiện là 90% có chi phí $2.000 và hệ thống Chuyên nghiệp (Professional system) với độ tin cậy

của linh kiện là 99% có chi phí là $5.000. Chi phí do hỏng hóc khi vận hành là 50.000 đô la.

a. Hãy tính độ tin cậy và chi phí sử dụng mỗi loại sản phẩm (cơ bản, chuẩn mực hay chuyên nghiệp). Tập đoàn Quick Bucks Ltd nên sử dụng hệ thống nào?

b. Peter Lim biết rằng mỗi hệ thống được mơ tả ở trên đều có thể được lắp đặt theo cấu hình bổ sung, nghĩa là mỗi linh kiện đều có thêm một chiếc giống y hệt để dự phòng khi cần thay thế, với tổng chi phí gấp

đơi chi phí ban đầu. Vậy bây giờ chúng ta sẽ khuyên Quick Bucks Ltd sử dụng hệ thống nào?

4. Cơng ty Bình Anh

Cơng ty Bình Anh chun sản xuất và kinh doanh các sản phẩm như nước ngọt có ga và khơng ga như trà, nước ép trái cây. Nhắm vào đối tượng khách hàng là trẻ em, giám đốc công ty quyết định giao cho anh Hùng, phụ trách sản phẩm nước ép trái cây JOJO, làm trưởng nhóm thiết kế một kiểu dáng bao bì mới đặc trưng, dự định hồn tất trong vịng 3 tháng. Nhóm thực hiện gồm có các thành viên từ bộ phận nghiên cứu thị trường, bộ phận phát triển sản phẩm, bộ phận cung ứng, bộ phận sản xuất. Ngân sách cho kế hoạch này là 300 triệu đồng, thời hạn hoàn thành là 3 tháng, mục tiêu là phải đưa ra một mẫu bao bì độc đáo gây ấn tượng, làm tăng doanh số của nhãn hiệu JOJO ít nhất 5%.

Câu hỏi

a. Đặt vào vị trí của khách hàng (trẻ em và phụ huynh), hãy đưa ra các ý tưởng cho thiết kế mới. Nhóm của anh Hùng cần phải thu thập các thơng tin gì từ khách hàng phục vụ cho q trình thiết kế?

b. Mơ tả thiết kế chức năng, thiết kế kiểu dáng và thiết kế sản xuất của mẫu bao bì mới. Đâu là những đặc trưng của bao bì sản phẩm cần quan tâm khi thiết kế?

c. Nhóm anh Hùng cần làm gì để mẫu bao bì mới đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp?

5. Công ty Mosqui

Công ty Mosqui sản xuất hương (nhang) trừ muỗi. Để tăng công suất cho phân xưởng đóng gói, cơng ty quyết định mua một máy gấp hộp và đóng gói tự động. Cơng ty mua một thiết bị đã qua sử dụng vì thiết bị khá hiện đại, còn tốt (mới sử dụng một năm) và giá rẻ hơn nhiều so với thiết bị mới cùng loại.

Người bán nói rằng thiết bị rất dễ sử dụng nên công ty chỉ yêu cầu bên bán cung cấp tài liệu và băng video hướng dẫn sử dụng. Khi tiếp nhận máy, các kỹ sư giỏi của công ty đã cố gắng hơn một tháng mà không thể làm cho máy vận hành ổn định được, tỷ lệ hộp bao bì hỏng là 10%. Cơng ty phải thuê một chuyên viên của hãng chế tạo đến để xử lý. Chuyên viên này phát hiện ra rằng loại giấy nguyên liệu mà công ty đang sử dụng quá mỏng. Để máy hoạt động ổn định cần tăng định lượng giấy. Tuy nhiên việc đó làm tăng 20% giá thành bao bì.

Câu hỏi

a. Phân tích 4 thành phần của công nghệ liên quan tới việc mua máy của Cơng ty Mosqui.

b. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sai lầm của công ty Mosqui trong việc mua thiết bị trên và cách để phòng tránh sai lầm tương tự.

Chương 4

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 121 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)