Quy trình thiết kế sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 94 - 101)

THIẾT KẾ SẢN PHẨM, LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT

3.1.2. Quy trình thiết kế sản phẩm

Quy trình thiết kế sản phẩm bao gồm bốn bước cơ bản sau: hình thành ý tưởng, nghiên cứu khả thi, phát triển và thử nghiệm thiết kế ban đầu và phác thảo thiết kế chi tiết cuối cùng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Thơng thường, quy trình thiết kế được thực hiện bởi nhiều bộ phận trong một doanh nghiệp theo những bước tuần tự sau đây (hình 3.2):

Hình 3.2: Quy trình thiết kế sản phẩm

Nguồn: Russell & Taylor (2011)

Thông thường, bộ phận marketing sẽ nhận những ý tưởng mới, hình thành ý niệm về sản phẩm (hoặc nhiều phương án khác nhau về sản phẩm mới), và thực hiện nghiên cứu tính khả thi của sản phẩm hoặc dịch vụ được đưa ra. Nếu sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được nhu cầu thị trường và có thể mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, họ sẽ xác định những đặc điểm/tính năng cần có của sản phẩm và gửi đến bộ phận thiết kế để xây dựng những yêu cầu về đặc điểm kỹ thuật ban đầu (sản phẩm mẫu - prototype) và sau đó phát triển thành những thiết kế chi tiết (kiểu dáng, tính năng,...). Thiết kế ban đầu sẽ được thử nghiệm và hiệu chỉnh. Những chi tiết kỹ thuật của sản phẩm thiết kế sẽ được gửi đến các kỹ sư sản xuất, họ sẽ xây dựng kế hoạch về quy trình sản xuất (process plans), đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để sản xuất sản phẩm. Đặc trưng về chế tạo

trong quá trình thiết kế sẽ được chuyển sang bộ phận quản lý sản xuất của nhà máy và lịch trình sản xuất sản phẩm mới được thiết lập. Như vậy:

- Bộ phận marketing chịu trách nhiệm về việc sáng tạo hoặc tiếp nhận những ý tưởng sản phẩm mới và cung cấp những đặc điểm sản phẩm cho bộ phận thiết kế.

- Bộ phận thiết kế sản phẩm chịu trách nhiệm chuyển những yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm vào mẫu thiết kế cuối cùng.

- Bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm trong việc chọn lựa/hoặc xác định quy trình cho sản phẩm mới.

3.1.2.1. Hình thành ý tưởng (Idea generation)

Ý tưởng về việc phát triển sản phẩm mới hoặc ý tưởng về việc cải tiến sản phẩm hiện tại có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như từ bộ phận nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, từ những lời phàn nàn hoặc gợi ý của khách hàng, từ việc nghiên cứu thị trường, từ nhà cung cấp, từ sự phát triển của công nghệ, từ đội ngũ nhân viên bán hàng hay từ chính sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

Để phát triển ý tưởng về sản phẩm, có một số phương pháp như sau:  Đồ thị trực giác (Perceptual Maps) là phương pháp được thực hiện nhằm so sánh những nhận thức khác nhau của khách hàng về những sản phẩm/dịch vụ. Đối thủ cạnh tranh sẽ là nguồn của những ý tưởng và là động cơ thúc đẩy doanh nghiệp hành động. Đồ thị trực giác so sánh nhận thức của khách hàng về những sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, trên một đồ thị kết hợp hai tiêu chí là dinh dưỡng và vị ngon, doanh nghiệp thực phẩm có thể khảo sát ý kiến của khách hàng và định vị các loại bánh quy ăn sáng (của mình và đối thủ cạnh tranh) vào các vị trí khác nhau trên sơ đồ (hình 3.3). Việc định vị này sẽ gợi ý cho doanh nghiệp các ý tưởng cải tiến khía cạnh này trong sản phẩm/dịch vụ của mình nhằm vượt lên đối thủ cạnh tranh và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng.

Hình 3.3: Đồ thị trực giác

 Chuẩn so sánh (Benchmarking) là việc so sánh sản phẩm hoặc quy trình sản xuất của doanh nghiệp với sản phẩm/quy trình có chất lượng cao nhất cùng loại. Doanh nghiệp trước hết cần tìm những sản phẩm hoặc quy trình sản xuất có chất lượng cao nhất hoặc hiện đại nhất trong ngành, so sánh với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp và thực hiện kiến nghị cho việc cải tiến dựa trên kết quả so sánh.

 Kỹ thuật ngược (Reverse engineering) là phương pháp tìm kiếm ý tưởng từ đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, tháo dỡ sản phẩm, nghiên cứu, khám phá cẩn thận từng chi tiết trong sản phẩm của đối thủ, từ đó thực hiện những cải tiến cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.

3.1.2.2. Nghiên cứu khả thi (Feasibility study)

Nghiên cứu khả thi bao gồm việc phân tích thị trường, phân tích kinh tế, phân tích kỹ thuật và cuối cùng là xác định các tính năng/đặc điểm cần có của sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.

Phân tích thị trường (Market analysis) nhằm đánh giá nhu cầu về sản phẩm và trả lời cho câu hỏi liệu có nên quyết định đầu tư vào sản phẩm mới hay khơng. Nếu có nhu cầu về sản phẩm, phân tích kinh tế (Economic analysis) nhằm ước lượng chi phí cho việc phát triển, sản xuất sản phẩm và so sánh với doanh thu, lợi nhuận ước tính thu được.

Các kỹ thuật định lượng như phân tích lợi ích/chi phí, lý thuyết ra quyết định, giá trị hiện tại thuần hoặc tỷ suất nội hoàn được sử dụng phổ biến cho bước phân tích này.

Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) nhằm trả lời câu hỏi: sản phẩm mới có địi hỏi sử dụng cơng nghệ mới hay khơng? Có đủ vốn đầu tư khơng? Liệu dự án về sản phẩm mới có nhiều rủi ro hay khơng? Doanh nghiệp có đủ năng lực sản xuất, các nguồn lực và khả năng quản lý theo yêu cầu hay không?

Đến cuối giai đoạn này, các thơng số kỹ thuật về tính năng của sản phẩm (Performance specifications) sẽ được chuyển sang bộ phận thiết kế để tiến hành phác thảo mẫu thiết kế ban đầu.

3.1.2.3. Thiết kế

Các kỹ sư thiết kế được bộ phận tiếp thị cung cấp những yêu cầu về đặc điểm sản phẩm (thường là rất tổng quát) và chuyển những yêu cầu đó thành những yêu cầu kỹ thuật. Một thiết kế ban đầu còn gọi là thiết kế mẫu (prototype) được hình thành. Các kỹ sư thiết kế sẽ phải hồn thiện thiết kế ban đầu với 3 nội dung cụ thể là thiết kế chức năng, thiết kế kiểu dáng và thiết kế sản xuất.

a. Thiết kế chức năng sản phẩm (Functional design)

Thiết kế chức năng sản phẩm là việc xác định những đặc tính của sản phẩm. Đây là một phần quan trọng trong mẫu thiết kế ban đầu và đòi hỏi sự quan tâm thích đáng của kỹ sư thiết kế. Thiết kế chức năng sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu về đặc điểm sản phẩm mà bộ phận marketing đưa ra để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Các đặc tính quan trọng cần xem xét là khả năng sử dụng (usability) - dễ sử dụng, dễ học cách sử dụng, sự thuận tiện của sản phẩm khi dùng; độ tin cậy (reliability) - khả năng không thể sai hỏng của sản phẩm trong một khoảng thời gian, tần suất và mức độ nghiêm trọng khi xảy ra lỗi; khả năng bảo trì (maintainability) - khả năng sửa chữa dễ dàng và nhanh chóng nếu sản phẩm bị hư hỏng.

b. Thiết kế kiểu dáng sản phẩm (Form design)

Thiết kế kiểu dáng tức là quan tâm tới khía cạnh thẩm mỹ, sản phẩm được nhìn thấy và cảm nhận như thế nào trong con mắt khách hàng. Thiết kế kiểu dáng nhằm tạo ra các tiêu chuẩn vật lý của sản phẩm như hình dáng, màu sắc, kích cỡ, thẩm mỹ, sự lôi cuốn đối với khách hàng, các đặc trưng cho sử dụng cá nhân... Trong nhiều trường hợp, việc thiết kế chức năng phải được điều chỉnh để đảm bảo sản phẩm có tính thẩm mỹ. Thiết kế thời trang được xem là ví dụ tốt nhất về thiết kế kiểu dáng sản phẩm. Việc thiết kế kiểu dáng ngày càng trở nên quan trọng với xu hướng “cá nhân hóa sản phẩm” của khách hàng và qua kiểu dáng sản phẩm, công nhân và đội ngũ thiết kế ngày càng hãnh diện hơn trong công việc của họ.

c. Thiết kế sản xuất (Production design)

Thiết kế sản xuất được thực hiện nhằm đảm bảo cho việc sản xuất sản phẩm mới được dễ dàng và đạt được hiệu quả về chi phí. Thực tế cho thấy những thiết kế quá phức tạp với nhiều chi tiết hoặc yêu cầu về dung sai quá chặt, sự thiếu hiểu biết về năng lực của hệ thống sản xuất có thể dẫn đến việc khơng thể sản xuất những mẫu thiết kế hoặc các yêu cầu về kỹ năng và các nguồn lực khác khơng có sẵn. Nhiều khi cơng nhân ở bộ phận sản xuất phải thiết kế lại sản phẩm ở phân xưởng sản xuất để có thể sản xuất được sản phẩm mới.

Các phương pháp thường được sử dụng trong thiết kế sản xuất bao gồm đơn giản hóa (simplification), tiêu chuẩn hóa (standardization) và thiết kế theo mô-đun (modularity). Phương pháp đơn giản hóa nhằm giảm thiểu số lượng các bộ phận và các chi tiết lắp ráp trong thiết kế và kết hợp các bộ phận còn lại sao cho chúng tương thích với nhau mà vẫn đảm bảo các tính năng.

Tiêu chuẩn hóa nhằm làm cho các bộ phận (linh kiện, chi tiết) cùng loại có thể thay thế lẫn nhau giữa các sản phẩm, cho phép mua hoặc sản xuất với số lượng lớn, chi phí tồn kho thấp, dễ mua và dễ quản lý nguyên

liệu, giảm bớt chi phí kiểm tra chất lượng và những vấn đề khó khăn xuất hiện trong sản xuất.

Hình 3.4: Q trình đơn giản hóa thiết kế

Nguồn: Russell & Taylor (2011)

Thiết kế theo mô-đun là việc kết hợp các bộ phận tiêu chuẩn hóa thành mơ-đun. Mỗi mô-đun là tập hợp các phụ kiện, máy móc, chi tiết tương đối đồng nhất, có cùng một qui trình cơng nghệ. Ví dụ, thiết kế một ngơi nhà có thể phân thành các module sau: Thiết kế kiểu dáng, thiết kế kết cấu, thiết kế hệ thống điện nước, thiết kế nội thất...

3.1.2.4. Thử nghiệm, hiệu chỉnh thiết kế sản phẩm

Quá trình thiết kế sản phẩm, từ mẫu ban đầu (prototype) cho tới thiết kế cuối cùng (final design), phải trải qua nhiều lần thử nghiệm, hiệu chỉnh thiết kế, thử nghiệm lại cho đến khi thiết kế ban đầu có tính khả thi.

Thử nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá các tính năng, kiểu dáng của mẫu thiết kế và khả năng đưa mẫu thiết kế vào chế tạo. Việc này giúp các nhà thiết kế phát hiện những thiếu sót, bất hợp lý trong thiết kế ban đầu, tiếp tục hiệu chỉnh và hoàn thiện để đi đến mẫu thiết kế cuối cùng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)