Lịch sử hình thành và phát triển của quản trị sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 29 - 33)

Các hiểu biết và tri thức về quản trị sản xuất được hình thành từ thực tiễn và đúc rút lâu dài theo lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Có thể phân chia quá trình phát triển của quản trị sản xuất thành các giai đoạn như sau:

Sản xuất thủ công (Craft production)

Trước những năm 1770, trình độ sản xuất cịn thấp, công cụ sản xuất đơn giản, chủ yếu lao động thủ công và nửa cơ khí. Hàng hố được sản xuất trong những xưởng nhỏ và được cung cấp cho những khách hàng riêng lẻ. Các chi tiết bộ phận chưa tiêu chuẩn hố, khơng lắp lẫn được. Sản xuất diễn ra chậm, chu kỳ sản xuất kéo dài, năng suất rất thấp. Khối lượng hàng hoá sản xuất được cịn ít. Khả năng cung cấp hàng hố nhỏ hơn nhu cầu trên thị trường.

Sản xuất cơ khí và phân cơng lao động (Division of labor)

Từ những năm 1770, những phát minh khoa học mới liên tục ra đời đã tạo ra những thay đổi có tính cách mạng trong phương pháp sản xuất và cơng cụ lao động, tạo điều kiện chuyển từ lao động thủ cơng sang lao động cơ khí. Những phát minh cơ bản là phát minh máy hơi nước của James Watt năm 1769; phát minh máy kéo sợi của James Hargreaves

năm 1764,... đánh dấu cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ nhất; sau đó là hàng loạt những phát hiện và khai thác than, sắt cung cấp nguồn nguyên liệu, năng lượng, máy móc mới cho sản xuất của các doanh nghiệp.

Cùng với những phát minh khoa học kỹ thuật là những khám phá mới trong khoa học quản lý, tạo điều kiện hoàn thiện tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình ứng dụng, khai thác kỹ thuật mới một cách có hiệu quả hơn. Năm 1776, Adam Smith trong cuốn "Của cải của các quốc gia" lần đầu tiên nhắc đến lợi ích của phân cơng lao động (Division of labor). Quá trình chuyên mơn hố dần dần được tổ chức, ứng dụng trong hoạt động sản xuất, đưa năng suất lao động tăng lên đáng kể. Quá trình sản xuất được phân chia thành các khâu khác nhau giao cho các bộ phận riêng lẻ đảm nhận.

Các chi tiết có thể hốn đổi (Interchangeable parts)

Lý thuyết về sự hoán đổi lắp lẫn giữa các chi tiết bộ phận của Eli Whitney năm 1790 ra đời đã tạo điều kiện và khả năng lắp lẫn giữa các chi tiết bộ phận được làm ở những nơi khác nhau góp phần to lớn trong nâng cao năng lực sản xuất của xã hội, hình thành sự phân cơng hiệp tác giữa các doanh nghiệp. Các hình thức tổ chức doanh nghiệp mới xuất hiện. Những đặc điểm đó đã tác động đến hình thành quan niệm quản trị sản xuất chủ yếu là tổ chức điều hành các hoạt động tác nghiệp trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ cơ bản của tổ chức sản xuất trong giai đoạn này là tổ chức, điều hành sản xuất sao cho sản xuất ra càng nhiều sản phẩm càng tốt vì cung cịn thấp hơn cầu rất nhiều. Vì vậy, trong giai đoạn này các doanh nghiệp có quy mơ tăng lên nhanh chóng.

Quản lý khoa học (Scientific management)

Một bước ngoặt cơ bản trong tổ chức hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp là sự ra đời của lý thuyết "Quản lý lao động khoa học" của Taylor công bố năm 1911. Q trình lao động được hợp lý hố thơng qua việc quan sát, ghi chép, đánh giá, phân tích và cải tiến các phương pháp làm việc. Công việc được phân chia nhỏ thành những bước đơn giản giao

cho một cá nhân thực hiện. Để tổ chức sản xuất khơng chỉ cịn đơn thuần là tổ chức điều hành công việc mà trước tiên phải hoạch định, hướng dẫn và phân giao công việc một cách hợp lý nhất. Nhờ phân công chuyên mơn hố và q trình chuyển đổi trong quản trị sản xuất đã đưa năng suất lao động trong giai đoạn này tăng lên nhanh chóng. Khối lượng sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ngày càng lớn, thị trường lúc này cung đã tiến dần đến điểm cân bằng với cầu về nhiều loại sản phẩm, buộc các doanh nghiệp phải cân nhắc thận trọng hơn về mức sản xuất và bắt đầu phải quan tâm nhiều hơn tới hoạt động bán hàng. Cùng với sự phát triển của khoa học quản lý, quản lý sản xuất đã thoát khỏi sự ràng buộc của quản lý theo kinh nghiệm, bắt đầu trở thành một môn khoa học.

Quản trị sản xuất lúc này có nội dung rộng hơn bao gồm các chức năng hoạch định, lựa chọn và đào tạo hướng dẫn nhân viên, tổ chức và kiểm tra tồn bộ q trình sản xuất của doanh nghiệp với mục tiêu chủ yếu là tăng khối lượng sản phẩm sản xuất đồng thời với nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp.

Vào những năm 30 của thế kỷ XX, lý luận của Taylor đã bộc lộ những nhược điểm, mức phát huy tác dụng đã ở giới hạn tối đa. Để nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, bắt đầu xuất hiện những lý luận mới được áp dụng trong quản trị sản xuất. Con người không chỉ được xem xét ở khía cạnh kỹ thuật đơn thuần như một “cỗ máy” như trong lý thuyết quản lý lao động khoa học của Taylor. Người ta bắt đầu nhận thấy con người là một thực thể sáng tạo có nhu cầu tâm lý, tình cảm và cần phải thoả mãn những nhu cầu đó. Những khía cạnh xã hội, tâm sinh lý, hành vi của người lao động được đề cập nghiên cứu và đáp ứng ngày càng nhiều nhằm khai thác khả năng vô tận của con người trong việc nâng cao năng suất. Lý thuyết của Elton Mayo về các yếu tố tâm lý, tình cảm của con người có ảnh hưởng tới năng suất lao động, học thuyết của Maslow về các bậc thang nhu cầu của con người..., cùng hàng loạt các lý thuyết về hành vi và các mơ hình

tốn học xuất hiện đưa quản trị sản xuất chuyển sang một giai đoạn mới phát triển cao hơn, với những nội dung cần quan tâm rộng lớn hơn.

Sản xuất hàng loạt (Mass production)

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, cơng nghệ, tính cạnh tranh ngày càng tăng buộc các doanh nghiệp tăng cường hoàn thiện quản trị sản xuất. Sản xuất hàng loạt là mức phát triển tiếp theo của trình độ sản xuất với đặc điểm là sản xuất số lượng lớn các sản phẩm tiêu chuẩn hóa dẫn tới chi phí sản xuất thấp. Đây là phương thức sản xuất gắn liền với tên tuổi của Henry Ford, người đã đề cập tới dây chuyền lắp ráp và sản xuất ơ tơ theo dây chuyền nhằm tạo dịng nguyên liệu liên tục trong suốt quá trình sản xuất, chuẩn hóa các quy trình và loại bỏ lãng phí.

Quản trị sản xuất tập trung vào việc tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Nhiệm vụ của quản trị sản xuất được mở rộng ra bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau từ nghiên cứu nhu cầu thị trường, thiết kế sản phẩm, thiết kế hệ thống sản xuất tới hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra kiểm sốt tồn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Sản xuất tinh gọn (Lean production)

Tiếp theo giai đoạn sản xuất hàng loạt, mơ hình sản xuất tinh gọn ra đời. Một trong những doanh nghiệp đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển này là hãng sản xuất ô tô Toyota của Nhật Bản. Năm 1950, các giám đốc của Toyota thực hiện chuyến nghiên cứu các nhà máy ở Mỹ trong hai tuần. Họ ngạc nhiên khi thấy kỹ thuật sản xuất hàng loạt không thay đổi nhiều từ những năm 1930. Bằng quan sát thực tế, họ thấy sự lãng phí lớn từ việc sản xuất hàng loạt, tạo ra một lượng lớn thành phẩm và bán thành phẩm tồn kho, phế phẩm và bán thành phẩm lỗi ẩn trong những lô lớn sản phẩm. Họ cũng thấy ở Mỹ, bất kỳ siêu thị hoạt động hiệu quả nào thì lượng hàng hóa trên kệ được bổ sung chính xác bằng số khách hàng vừa lấy đi. Nghĩa là việc sản xuất hoàn toàn phù hợp số

lượng tiêu thụ. Hệ thống sản xuất Toyota (Toyota production system - TPS) ra đời, tập trung vào dòng sản xuất, sản xuất một sản phẩm liên tục (one - piece - flow), rút ngắn thời gian sản xuất bằng việc loại bỏ lãng phí có trong từng cơng đoạn của quy trình sản xuất để đạt chất lượng tốt mà chi phí là thấp nhất. Hai trụ cột vững chắc của hệ thống sản xuất Toyata là Just-in-Time (JIT-vừa đúng lúc) nghĩa là sản xuất vừa lúc cần đến, không sản xuất thừa và Jidoka (tự kiểm lỗi) không bao giờ để cho phế phẩm có thể đi qua giai đoạn tiếp theo, giai đoạn sau được coi là khách hàng của giai đoạn trước và phải được đáp ứng đúng yêu cầu.

Sản xuất tinh gọn là mức phát triển cao hơn của sản xuất hàng loạt, tập trung vào chất lượng sản phẩm, loại bỏ mọi lãng phí của q trình sản xuất và hướng tới sự linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu riêng biệt của khách hàng và sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Trong lịch sử phát triển của quản trị sản xuất, sản xuất tinh gọn được xuất hiện từ những năm 1980, dựa trên tiền đề là mơ hình sản xuất của Toyata. Hiện nay, mơ hình sản xuất tinh gọn đang được tiếp tục hoàn thiện và được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất.

Cũng trong giai đoạn này, một trong những phát kiến nổi bật nhất chính là khái niệm “quản trị chất lượng toàn diện” ra đời vào cuối những năm 1990. Các doanh nghiệp sản xuất ngày càng nhận thức rõ ràng hơn tầm quan trọng của “chất lượng” - khái niệm được phổ biến bởi những chuyên gia về chất lượng như Edwards W.Deming, Joseph M.Juran và Philip Crosby. Các chứng chỉ về chất lượng ISO 9000 đang đóng vai trị quan trọng trong việc đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng cho các nhà sản xuất trên toàn cầu. Rất nhiều doanh nghiệp yêu cầu nhà cung ứng của mình phải đạt được những tiêu chuẩn này trước khi đặt bút ký kết hợp đồng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)