Quy trình dự báo nhu cầu sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 57 - 59)

DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM GIỚI THIỆU

2.1.4. Quy trình dự báo nhu cầu sản phẩm

Dự báo là một quá trình bao gồm nhiều bước khác nhau từ xác định mục tiêu dự báo tới kiểm sốt các sai số. Các bước trong quy trình cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu dự báo nhu cầu sản phẩm

Việc đầu tiên là cần xác định mục tiêu của dự báo nhu cầu là gì? Dự báo có thể để đáp ứng các mục tiêu tác nghiệp, ngắn hạn, chẳng hạn cần phải sản xuất bao nhiêu trong tháng tới hoặc là tập hợp bao nhiêu hàng vào một kho hàng cho tháng tiếp theo. Dự báo cũng có thể đáp ứng các mục tiêu mang tính chiến lược, dài hạn như xác định xu hướng và những thay đổi của nhu cầu khách hàng trong thời gian tới; quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường; khả năng phát triển các sản phẩm mới,...

Bước 2: Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cần dự báo

Doanh nghiệp có thể dự báo cho tất cả các sản phẩm, dịch vụ song thường là các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng sản xuất hoặc doanh thu bán hàng của doanh nghiệp, để từ đó

hoạch định cơng suất, lựa chọn công nghệ, xác định nhân lực và ngân sách hoạt động...

Bước 3: Xác định độ dài thời gian dự báo

Tuỳ theo mục tiêu dự báo để xác định thời gian cho phù hợp. Thời gian dự báo có thể được xác định theo ngày, tuần, tháng, quý, năm. Các dự báo chiến lược thường được xác định cho trung hạn (1-3 năm) hoặc dài hạn (trên 3 năm).

Bước 4: Lựa chọn phương pháp dự báo

Có hai nhóm phương pháp chính là dự báo định tính và dự báo định lượng. Các phương pháp dự báo định tính dựa vào việc lấy ý kiến của Ban điều hành, lực lượng bán hàng, chuyên gia dự báo và thu thập thông tin từ khách hàng. Các phương pháp định lượng dựa trên các mơ hình tốn và dữ liệu thu thập được trong quá khứ. Thông thường doanh nghiệp sẽ phối hợp cả hai nhóm phương pháp này để đưa ra dự báo chính xác nhất có thể.

Bước 5: Thu thập thông tin và tiến hành dự báo

Tuỳ theo phương pháp dự báo đã lựa chọn và phê chuẩn tiến hành thu thập thông tin cần thiết từ các nguồn khác nhau; Xử lý thông tin và triển khai các mơ hình tương ứng để dự báo (bằng phương pháp thủ công hoặc các phần mềm tin học); Xác định kết quả dự báo.

Bước 6: Kiểm soát sai số dự báo

Sử dụng các chỉ số để đo lường sai số dự báo (MAD; MSE; MAPE; MPE), đánh giá và điều chỉnh kết quả dự báo nếu cần. Cuối cùng, sử dụng kết quả dự báo có độ chính xác và tin cậy cao nhất để phục vụ cho các hoạt động hoạch định sản xuất của doanh nghiệp. Giai đoạn này cung cấp các thông tin phản hồi để người dự báo điều chỉnh phương pháp, việc thu thập thông tin và đôi khi cả mục tiêu và thời gian dự báo.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)