01 sản phẩm cho mỗi loạ
3.3.1. Khái niệm công suất
Công suất (Capacity) được hiểu là khả năng sản xuất tối đa của một đối tượng sản xuất trên một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng, năm). Đối tượng sản xuất có thể là con người, máy móc, thiết bị, dây chuyền, phân xưởng, nhà máy hay toàn bộ hệ thống sản xuất của doanh nghiệp.
Đơn vị đo lường công suất khá đa dạng như khối lượng, số lượng sản phẩm đầu ra, số khách hàng phục vụ, giá trị sản phẩm/dịch vụ bán được,... việc lựa chọn đơn vị nào còn tùy thuộc vào các tình huống cụ thể. Cơng suất là một đại lượng động, có thể thay đổi theo thời gian và
điều kiện sản xuất. Nếu thay đổi số lượng thiết bị, diện tích sản xuất cũng như việc bố trí phân giao cơng việc cho nhân viên hợp lý, cải tiến quản lý,... thì cơng suất có thể thay đổi.
Có nhiều loại công suất khác nhau đó là cơng suất thiết kế, cơng suất hiệu quả và công suất thực tế. Sự phân loại và nghiên cứu đồng thời
các loại công suất này cho phép đánh giá trình độ quản trị cũng như hoạch định công suất của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Công suất thiết kế (Design capacity) là cơng suất tối đa mà doanh
nghiệp có thể thực hiện được theo cơng bố của nhà cung cấp (máy, thiết bị,...) với các điều kiện vận hành như thiết kế. Các điều kiện đó có thể là máy móc/thiết bị hoạt động bình thường, nguồn điện ổn định; nguyên nhiên liệu được đảm bảo đầy đủ. Đây là giới hạn tối đa về năng lực sản xuất mà doanh nghiệp có thể đạt được. Thực tế rất khó đạt được cơng suất thiết kế.
Công suất hiệu quả (Effective capacity) là tổng đầu ra tối đa mà
doanh nghiệp kỳ vọng đạt được trong những điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, kho bãi, lao động, quản lý,... công suất hiệu quả được biểu hiện bằng mức độ sử dụng (tỷ lệ %) công suất thiết kế. Trong thực tế công suất hiệu quả là công suất mong muốn của doanh nghiệp.
Công suất thực tế (Actual output) là tổng đầu ra mà doanh nghiệp
thực hiện được trong thực tế. Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng tổ chức sản xuất được như kỳ vọng, mà có thể xảy ra những trục trặc, bất thường khơng kiểm sốt được vì thế khối lượng sản xuất ra sẽ thấp hơn dự kiến. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, doanh số bán hàng thực tế có thể thấp hơn so với dự báo. Đây cũng là lý do làm cho mức độ sản xuất của doanh nghiệp không đạt được như mong muốn. Cơng suất thực tế chính là chỉ tiêu được doanh nghiệp sử dụng phổ biến trong các báo cáo, hạch tốn, đánh giá.
Ba mức cơng suất trên được sử dụng để xác định hai chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả và mức độ sử dụng của công suất. Đây cũng là những chỉ tiêu để xem xét trình độ quản trị cơng suất của một doanh nghiệp.
Mức độ hiệu quả (Efficiency) =
Công suất thực tế Công suất hiệu quả Mức độ sử dụng
(Utilization) =
Công suất thực tế Công suất thiết kế