Bối cảnh và các thách thức mới của quản trị sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 33 - 34)

Trình độ sản xuất và các tri thức của quản trị sản xuất luôn vận động và phát triển theo những thay đổi và đặc điểm mới của môi trường kinh doanh. Những đặc điểm nổi bật của môi trường kinh doanh và kèm

theo là những thách thức mới của quản trị sản xuất trong giai đoạn hiện nay là:

- Tồn cầu hố (globalization) các hoạt động kinh tế, thương mại và hợp tác kinh doanh. Đây là một xu hướng đã manh nha từ những năm 1990 của thế kỷ trước với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, thành lập 1/1/1995), Liên minh châu Âu (European Union, hiệp ước Maastricht ký ngày 7/2/1992) và nhiều hiệp định thương mại được ký kết giữa các nước. Với sự kiện Brexit gần đây (người Anh bỏ phiếu rời khỏi liên minh châu Âu tháng 6/2016), nhiều người đặt dấu hỏi rằng xu hướng toàn cầu hóa đã kết thúc? Thực ra tồn cầu hóa với tự do thương mại, tự do luân chuyển vốn và lao động vẫn tiếp tục là xu hướng phổ biến trong môi trường kinh doanh tồn cầu. Tồn cầu hóa vẫn tiếp tục được thúc đẩy bởi nỗ lực cắt giảm các hàng rào thuế quan và bởi công nghệ thông tin và internet. Tồn cầu hố đem lại cho mỗi quốc gia và doanh nghiệp những cơ hội mới như sản xuất ở mức chi phí thấp hơn, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế, tiếp cận các nguồn cung cấp tin cậy,... nhưng cũng đặt ra những thách thức rất lớn liên quan tới quản trị chuỗi cung ứng, sự khác biệt về văn hoá, quản trị chất lượng, quản trị thương hiệu toàn cầu,...

- Thương mại điện tử (E-commerce) bắt đầu phát triển từ những năm 2000 sẽ tiếp tục là một xu hướng và là một đặc điểm nổi bật của môi trường kinh doanh. Các số liệu thống kê1 năm 2017 ở Việt Nam cho thấy tính tới cuối năm 2016, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt khoảng 4 tỷ USD (bằng 1/30 so với mức 120 tỷ USD của thị trường Nhật Bản) và có thể đạt mức 10 tỷ USD trong 10 năm tới; hiện Việt Nam có khoảng 35 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số (người từ 16 tuổi trở lên, thực hiện tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ qua mạng trực tuyến) và tốc độ tăng trưởng hàng năm là 63%, đây là quy mô và tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Thương mại điện tử tạo ra bối cảnh kinh doanh hoàn toàn khác so với trước đây. Các lợi ích

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)