Nhân tố thuộc về năng lực sản xuất của công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng của công ty cổ phần PYMEPHARCO (Trang 104 - 113)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PYMERPHARCO

2.2.1.2. Nhân tố thuộc về năng lực sản xuất của công ty

Nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu có nguyên liệu dồi dào, quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục sẽ tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả các yếu tố khác. Nếu nguồn

nguyên liệu có tính đa dạng thì sẽ cho phép mở rộng chủng loại mặt hàng, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty chủ yếu nhập từ nước ngoài.

Nhà cung cấp lớn nhất là:

+ Aceto Pte Ltd, Singapore + Rudolf Lietz, ine, Philippine

+ Orchid chemicals and pharmaceutial, Idia + Pharmasen Co, Ltd, Thai Land.

Bảng 2.11: Một số nguyên liệu chính được mua về từ tháng 10- 12/2006

Tên nguyên liu Tr giá (đồng)

1. Cephalexin 3.730.860.000

2. Trimetazidine 230.688.000

3. Pearlitol 103.275.000

4. Cipro 372.600.000

5. Fexofenadine HCL 405.000.000

6. Cefixime 2.203.200.000

7. Lincomycin 332.101.104

8. Cefadroxil 1.053.000.000

9. D- Glucosamin 777.600.000

10. Clarithromycin 535.409.767

11. Vỏ nang 689.518.722

12. Gelatin 681.800.000

… và nhiều loại nguyên liệu khác …

TNG CNG 17.222.374.995

Từ tháng 10-12/2006 công ty đã nhập lượng nguyên liệu rất lớn với trị giá 17.222.374.995 đồng nhằm mục đích là phục vụ cho kế hoạch sản xuất của công ty trong năm 2007.

b. Lao động

b.1. Khái quát v lc lượng lao động

- Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất cao, hiệu quả cao là nhân tố quyết định đến sự phát triển của công ty. Sức lao động là yếu tố cơ bản, với tính năng động và sức sáng tạo sẵn có, nó có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động sản xuất của công ty.

Thực tế cho thấy ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cho dù có trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật, khoa học có tiên tiến đến đâu, có nguồn vốn đầu tư dư thừa thì cũng không thể mang lại hiệu quả cao được nếu không có đội ngũ lao động có trình độ, tay nghề cao. Chính vì lao động là một trong những nhân tố quan trọng đến sự thành công của công ty, cho nên khi tìm hiểu tình hình sử dụng lao động thực tế tại công ty cổ phần PYMEPHARCO cần xét đế cả số lượng và chất lượng của lực lượng lao động để có cái nhìn toàn diện hơn về công ty.

- Phân loại lao động tại Công ty Cổ phần PYMEPHARCO:

+ Lao động trực tiếp:là những lao động trực tiếp bán hàng ở khâu thương mại và những công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm.

Năng lực của người lao động được đánh giá dựa trên số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra. Vì vậy thù lao phải trả cho người lao động dựa trên năng lực của họ.

+ Lao động gián tiếp: là đội ngũ quản lý công ty, nhân viên phục vụ, họ tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất, điều hành và quản lý công ty.

b.2. Mt s ch tiêu v lc lượng lao động ti công ty qua các năm 2004, 2005, 2006

- Đánh giá lc lượng lao động ca công ty vào thi đim 31/12/2006:

Lực lượng lao động của công ty cho đến cuối năm 2006 đã có những tiến bộ rừ rệt, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.12: Lực lượng lao động của công ty vào cuối năm 2006 31/12/2006

Ch tiêu

S lượng (người) T trng (%)

Tng lc lượng lao động 465 100

-Nam 235 50,5

-Nữ 230 49,5

Trình độ

-Trên đại học 7 1,5

-ĐH&CĐ 107 23,0

-Trung cấp 139 29,9

-Sơ cấp 202 43.4

-Phổ thông 10 2.2

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Nhn xét:

- Ta thấy cuối năm 2006 tổng lực lượng lao động của công ty là 465 người trong đó có số nhân viên nam là 235 người chiếm tỷ trọng 50,5%, số nhân viên nữ là 230 người chiếm tỷ trọng 49,5%. Đối với công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh dược phẩm, dụng cụ y tế thì cơ cấu này là hoàn toàn hợp lý.

- Về trình độ người lao động: công ty có số người trên đại học là 7 chiếm tỷ trọng 1,5% , số người có trình độ đại học và cao đẳng là 107 người chiếm tỷ trọng 23%, số lao động có trình độ trung cấp là 139 người chiếm 29,9%, số lao động có trình độ sơ cấp là 202 người chiếm 43,4%, còn lại là lao động phổ thông chiếm 2,2%.

Nhìn chung thì số lao động có trình độ sơ cấp và trung cấp là nhiều nhất.

Trong thời gian tới công ty cần nâng cao trình độ cho người lao động bằng cách cho họ đi học, cố gắng làm sao cho lực lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học ngày càng tăng lên. Đối với công ty sản xuất dược thì lực lượng chất xám là rất quan trọng, nó quyết định sự thành bại của công ty. Công ty muốn khẳng định vị thế của mình thì việc trước tiên là phải có một đội ngũ nghiên cứu hùng mạnh.

- So sánh lc lượng lao động gia 3 năm 2004, 2005 và 2006:

Bảng 2.13: So sánh lực lượng lao động giữa 3 năm

Năm 2004 Năm 2005 2004/2005 2005/2006 Ch tiêu

Người % Người % Người % Người % Tổng lao động 222 100 338 100 116 52,3 127 37,6

-Nam 107 48,2 175 51,8 68 63,6 60 34,3

-Nữ 115 51,8 163 48,2 48 41,7 67 41,1

Trình độ LĐ

-Trên ĐH 4 1,8 4 1,2 0 0 3 75

-ĐH&CĐ 57 25,7 81 23,9 24 42,1 26 32,1

-Trung cấp 62 27,9 94 27,8 32 51,6 45 47,9

-Sơ cấp 83 37,4 143 42,3 60 72,3 59 41,3

-Phổ thông 16 7,2 16 4,8 0 0 (6) (60)

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) - Qua bảng số liệu ta thấy lực lượng lao động của công ty ngày càng tăng lên về mặt số lượng, cụ thể năm 2005 tăng 116 người tương đương tăng 52,3% so với năm 2004, năm 2006 tăng 127 người tương đương tăng 37,6% so với năm 2005. Điều này cho thấy qui mô hoạt động của công ty ngày càng mở rộng.

- Về trình độ người lao động thì lực lượng lao động có trình độ trên đại học giữa 2 năm 2004 và 2005 không tăng nhưng đến năm 2006 thì tăng 3 người tương đương tăng 75%. Tuy nhiên nếu so sánh với tổng lực lượng lao động của công ty thì tỷ trọng người có trình độ trên đại học vẫn chưa cao và có xu hướng giảm, các lực lượng lao động khác cũng tương tự.

- Lao động có trình độ trên đại học và cao đẳng năm 2005 so với 2004 tăng 24 người tương đương tăng 42,2%, năm 2006 so với 2005 tăng 26 người tương đương tăng 32,1%.

- Trung cấp năm 2005 tăng 32 người tương đương 51,6% so với năm 2004, năm 2006 tăng 45 người tương đương tăng 47,9% so với năm 2005.

- Sơ cấp năm 2005 tăng 60 người tương đương tăng 72,3% so với năm 2004, năm 2006 tăng 59 người tương đương tăng 41,3% .

- Lao động phổ thông năm 2006 giảm 6 người tương đương giảm 60% so với 2005

& 2004.

Tóm lại: Nhìn chung tình hình lực lượng lao động tại công ty có chiều hướng tiến triển tốt, tuy nhiên công ty cần cố gắng nâng cao dần tỷ trọng lao động có trình độ cao trong tổng lực lượng lao động.

c. Năng lc v vn ti công ty

Bảng 2.14: Nguồn vốn vào thời điểm 31/12/2006

Ch tiêu S tin (%)

*Tng ngun vn 182.585.230.639 100

1.Vốn vay ngắn hạn 39.356.203.485 21,6

2. Các khoản nợ 94.586.636.318 51,8

3. NVCSH 48.642.390.836 26,6

*Trong đó đầu tư:

-Tài sản ngắn hạn 112.347.443.679 61.5

-Tài sản dài hạn 70.237.786.960 38,5

Ta thấy đến cuối năm 2006 thì tổng nguồn vốn của công ty đạt 182.585.230.639 đồng, trong đó nguồn vốn vay ngắn hạn là 39.356.203.485 đồng chiếm 21,6%, NVCSH là 48.642.390.836 đồng chiếm 26,6%, còn lại là các khoản nợ chiếm 51,8%.

Qua đó ta thấy tính tự chủ về nguồn vốn của công ty còn thấp bởi vì tài sản được hình thành chủ yếu dựa trên vốn vay và các khoản nợ chiếm tới 73,4% còn lại từ NVCSH chỉ có 26,6%.

Với nguồn vốn như vậy công ty đã đầu tư 61,5% cho tài sản ngắn hạn và đầu tư 38,5% cho tái sản dài hạn. Công ty đầu tư cho tài sản ngắn hạn nhiều như vậy bởi vì bên cạnh sản xuất dược phẩm, công ty còn kinh doanh các mặt hàng dược phẩm, thiết bị y tế,… nên các khoản đầu tư cho giá vốn hàng bán rất cao.

d. Năng lc v trang thiết b công ngh ti công ty

- Từ đầu năm 2006, song song với việc phấn đấu đạt tiêu chuẩn EU-GMP cho nhà máy sản xuất thuốc viên, Công ty PYMEPHARCO đã tiến hành triển khai dự án xây dựng nhà máy thuốc tiêm trên khu đất mở rộng cạnh nhà máy hiện hữu với diện tích trên 8.000m2. Theo chiến lược phát triển của công ty, các

sản phẩm thuốc viên vừa phục vụ thi trường nội địa vừa hướng tới xuất khẩu. Do vậy để đảm bảo yêu cầu ngày càng cao và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn các nước trên thế giới, công ty quyết định:

Đầu tư dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn WHO-GMP, FDA-GMP, EU- GMP. Dây chuyền này là công ty liên kết với công ty Stada - CHLB Đức.

Mục đích là sản xuất thuốc tiêm, gồm 3 nhóm sản phẩm ban đầu là:

+Nhóm thuốc tiêm bột.

+Nhóm thuốc tiêm động khô.

+Nhóm thuốc tiêm Ampoule.

- Có nhà máy sản xuất các sản phẩm kháng sinh Cephalosporin với dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. HIện tại Việt Nam chỉ có 4 nhà máy có dây chuyền sản xuất thuốc nhóm Cephalosporin.

- Có hệ thống phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP (thực hành kiểm nghiệm tốt)

- Có hệ thống kho được xây dựng mới theo tiêu chuẩn GSP (thực hành bảo quản tốt).

Sơ đồ 2.3: Công ngh sn xut đạt tiêu chun GMP - WHO ti PYMEPHACO

Din gii sơ đồ :

- NL ban đầu mua về được đưa vào phòng tiếp nhận nguyên liệu làm sạch hoặc máy hút bụi, chuyển vào kho biệt trữ nguyên liệu. Nguyên liệu biệt trữ được dán nhãn "Biệt trữ" màu vàng và chờ lấy mẫu kiểm nghiệm. Trong kho biệt trữ

Ng.liệu Biệt trữ Kho NL

Cấp phát

Khu tiếp nhận tháo bỏ bao bì

Cân chia mẻ

Xay, rây Trộn, nhào Sát hạt ướt Sấy tầng sôi Sấy tầng sôi Sấy hạt khô Trộn tá dược trơn

Biệt trữ cốm Cốm ĐTC Sấy tầng sôi Dập viên

Vô nang Thành phẩm

Kiểm nghiệm Kiểm nghiệm cốm

Tá dược trơn

Pha chế tá dược dính Nước R0

bố trí 1 LAF lấy mẫu (hiệu suất 95,0% để đảm bảo khi lấy mẫu không làm ô nhiễm nguyên liệu. Những thùng đựng nguyên liệu đã mở lấy mẫu được người lấy mẫu dán nhãn "Đạt tiêu chuẩn" màu xanh, rồi chuyển sang bảo quản ở kho nguyên liệu chờ cấp phát. Từ đây nguyên liệu được cấp phát theo từng lệnh sản xuất. Nguyên liệu từ kho được đưa về xưởng trong những xe vận chuyển dạng thùng kín, từ xe thùng, nguyên liệu được đưa vào chốt gió, tại đây thùng nguyên liệu được thay bao bì ngoài và sau đó đưa vào kho nguyên liệu phòng cân chia mẻ chế biến, từ phòng cân, nguyên liệu được chuyển đến các phòng pha chế, trong các xe thùng dạng kín.

- Đường đi của sản phẩm trung gian, bán thành phẩm: Sản phẩm trung gian là cốm hoặc bột sau khi đã trộn tá dược trơn, cốm được chuyển vào kho cốm xếp trong khu biệt trữ, dán nhãn "Biệt trữ chờ kiểm nghiệm" thanh tra chất lượng lấy mẫu gửi về phòng kiểm tra chất lượng. Khi đã có quyết định "cốm đạt tiêu chuẩn" cho phép đưa vào sản xuất tiếp, thanh tra chất lượng tháo bỏ nhãn "biệt trữ" dán nhãn "đạt tiêu chuẩn" và chuyển sang xếp vào khu sản phẩm đạt tiêu chuẩn trước khi chuyển đi đóng nan hoặc dập viên.

- Sản phẩm trung gian và sản phẩm chờ đóng gói: là viên sau khi dập viên hoặc đóng nan. Tất cả các sản phẩm được đưa về kho viên, dán nhãn "Biệt trữ chờ kiểm nghiệm". Sau khi đã có quyết định cho phép chuyển công đoạn thì bỏ nhãn "Biệt trữ" dán nhãn "Đạt tiêu chuẩn" và chuyển sang khu viên đạt tiêu chuẩn. Viên đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa đi ép vỉ bấm, vỉ xé, đóng chai, viên sau khi ép vỉ và đóng chai sẽ theo băng chuyền đi thẳng ra khu đóng gói cấp 2. Đưa đi bao film hoặc đường, viên sau khi bao được đưa trở lại kho viên bảo quản biệt trữ. Sau khi đã được kiểm soát chất lượng kiểm tra và chấp thuận cho chuyển công đoạn thì sẽ chuyển thay nhãn tình trang và chuyển đi đóng chai hoặc ép vỉ.

- Đường đi của thành phẩm: thành phẩm sau khi được đóng gói hoàn chỉnh sắp xếp ở kho biệt trữ thành phẩm, dán nhãn "biệt trữ". Chờ khi có quyết định của kiểm tra chất lượng cho phép xuất xưởng thì mới giao về cho tổng kho.

2.2.2. THC TRNG HOT ĐỘNG BÁN HÀNG CA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng của công ty cổ phần PYMEPHARCO (Trang 104 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)