Chiến lược giá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng của công ty cổ phần PYMEPHARCO (Trang 38 - 39)

Theo nghĩa chung nhất, giá cảđược định nghĩa là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Theo quan điểm Marketing, giá của một sản phẩm là số tiền mà người bán dự tính có thể nhận được từ người mua hàng. Việc ấn định một hệ thống cho giá phải đúng với hàng hóa hay dịch vụ bán ra, phù hợp với các phương thức bán và đối tượng khách hàng.

Giá cả là một yếu tố cơ bản trong Marketing. Nó giữ vai trò quyết định trong việc mua bán hàng hóa này hay hàng hóa khác và trong thực hiện mối quan hệ bán - mua.

Giá cả còn là một trong bốn công cụ quan trong của Marketing. Nó xác định phương hướng hoạt động Marketing trong sự phối hợp giữa sản xuất và thị trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ cơ bản của Marketing là không ngừng thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng , đạt doanh số cao với lợi nhuận tối đa.

b. Chính sách giá c

Về nguyên tắc, trong Marketing chính sách giá cảđược xây dựng theo những định hướng sau đây:

- Định hướng vào doanh nghiệp: xây dựng chính sách giá cảđịnh hướng vào doanh nghiệp chủ yếu dựa vào những yếu tố bên trong của doanh nghiệp tức là những nhân tố chủ quan có thể kiểm soát được.

- Định hướng vào thị trường: theo kiểu này thì yếu tố khách quan giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa nhất. Đó là những yếu tố như: quan hệ cung cầu trên thị trường, sự cạnh tranh trên thị trường.

Trong thực tế việc xây dựng chính sách giá cả là một nghệ thuật vì trong những điều kiện cụ thể, trong môi trường kinh doanh cụ thể mà doanh nghiệp

vận dụng những nhân tố theo các định hướng khác nhau để lựa chọn chính sách giá cả phù hợp. Có 3 chính sách giá cả:

+ Chính sách định giá thấp + Chính sách định giá cao

+ Chính sách định giá ngang với giá thị trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng của công ty cổ phần PYMEPHARCO (Trang 38 - 39)