Phân tích môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng của công ty cổ phần PYMEPHARCO (Trang 97 - 104)

a. Phân tích môi trường vĩ

a.1. Cơ hi

- Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đã lên đến gần 8%/năm. Dẫn đến thu nhập bình quân đầu người tăng lên, con người quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe bản thân và gia đình họ. Cho nên nhu cầu về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân cũng tăng lên theo. Bên cạnh đó, từ thực tếđiều tra của Viện sốt rét ký sinh trùng TW, nước ta hiện nay có khoảng 60 triệu người nhiễm giun đũa, 40 triệu người nhiễm giun tóc và 20 triệu người nhiễm giun móc, trong đó nhiễm 2-3 loại giun lên đến 60 - 70%, bệnh về giun gây ra những tác hại không nhỏ cho con người và sức khoẻ cộng đồng. Đây là cơ hội tốt để công ty phát triển và nâng cao doanh số.

- Ngành Y tế phát triển nhanh tạo điều kiện thúc đẩy ngành dược phát triển, cụ thể:

+ Các chỉ tiêu sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt, năm sau tiến bộ hơn năm trước. Theo đánh giá của cơ quan phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nước ta đứng vào hàng các nước có thành tựu nổi bậc về y tế so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP). Năm 2000 chỉ số phát triển con người (HDI) xác định mức độ phát triển con người trên cơ sở kết hợp các chỉ số về thành tựu giáo dục, tuổi thọ và thu nhập, Việt Nam được xếp ở vị trí 108 (tăng 2 bậc so với năm 1999) trong tổng số 174 nước, trong khi đó mức thu nhập bình quân đầu người Việt Nam được xếp ở vị trí 132/174 nước. Chỉ số phát triển theo giới (GDI) được xếp ở vị trí 140/174 nước.

+ 6 bệnh truyền nhiểm ở trẻ em trước đây đứng đầu danh sách các bệnh có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao, nay nhờ việc tiêm chủng rộng rãi chúng ta đã thanh toán được bệnh bại liệt, khống chếđược bệnh uốn ván sơ sinh, ho gà, bạch

hầu. Từ việc tiêm phòng 6 loại văcxin do ta tự sản xuất: viêm gan siêu vi trùng và viêm não Nhật Bản, phòng chống bệnh sốt rét, bệnh lao, bứu cổ do thiếu Iốt, nhiễm HIV/AIDS, thanh toán được bệnh phong.

+ Sức khoẻ bà mẹ trẻ em tiến bộ rõ rệt: tỷ lệ chết mẹ là 20 ‰ (1945) nay chỉ còn 0,8 ‰, tỷ lệ chết chưa sinh từ 40 ‰ (1945) nay chỉ còn 39 ‰, tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng <2.500gam từ 18 ‰ (1989) nay giảm còn 8 ‰ (2000). Tuổi thọ người dân tăng đáng kể từ 38 tuổi (1945) lên đến 64,9 tuổi đối với nam và 69,6 tuổi đối với nữ (1999).

+ Từ con số 47 bệnh viện từ thời Pháp để lại nay đã có 876 bệnh viện, 75 khu điều dưỡng phục hồi chức năng, trên 1000 phòng khám đa khoa và nhà hộ sinh khu vực. Bên cạnh các cơ sở y tế nhà nước còn có các hệ thống y tế tư nhân: gồm 19.895 cơ sở hành nghề y, 14.048 cơ sở hành nghề dược, 7.015 cơ sở hành nghề y học cổ truyền, 5 bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài,...

- Ngành dược và ngành trang thiết bị y tế cũng đã trở thành ngành kinh tế kỹ thuật. Chúng ta đã có những nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP trong đó có PYMEPHARCO.Thị phần thuốc trong nước tăng nhanh, mức sử dụng thuốc khoảng 6 USD/người (1999). Tổng giá trị thuốc và dược liệu đạt 15 triệu USD (1999). Về sản xuất trang thiết bị, các nhà máy của chúng ta đã liên doanh liên kết với các nước sản xuất dụng cụ y tế thông thường, dụng cụ bằng cao su, chất dẻo và lắp ráp một số máy móc hiện đại.

Điều này tạo cơ hội cho PYMEPHARCO hòa vào xu thế tăng trưởng nhanh của ngành dược trong cả nước.

- Trình độ văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao, họđã nhận thức được tính tiêu cực của việc chữa bệnh bằng các hình thức mê tín dị đoan như: cúng bái, ma thuật. Vì thế người dân có xu hướng điều trị bệnh ở các cơ sở y tế ngày càng tăng. Mà các cơ sở y tế mua thuốc từ các công ty dược nên đây là cơ hội cho doanh nghiệp tăng lượng hàng bán ra.

- Cơ chế chính trị nước ta ổn định, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện, đặc biệt là luật đầu tư nước ngoài đang được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư ở nước ta nhiều hơn. Tạo cơ hội cho công ty tiềm kiếm, lựa chọn đối tác thích hợp để liên doanh, liên kết trong

lĩnh vực ngành dược phẩm. Cụ thể là hiện tại công ty đã liên kết với nhiều đối tác nước ngoài như: Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc,... và nhiều đối tác khác.

- Chủ trương của bộ Y tế hiện nay sẽ hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng thuốc tân dược thông dụng mà hiện nay các doanh nghiệp trong cả nước đang sản xuất được, vì để tạo điều kiện cho ngành sản xuất dược phẩm trong nước phát triển đồng thời khuyến khích các cơ sở Y tế trong cả nước sử dụng thuốc nội. Sự thay đổi này tạo cơ hội lớn cho công ty bởi vì sẽ thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.

- Việt Nam gia nhập WTO tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường ra nước ngoài. Đồng thời tạo ra áp lực cho các công ty trong nước phải liên kết, hổ trợ nhau cùng phát triển để tạo sức mạnh cho các công ty dược Việt Nam. Cụ

thể, ngày 14/07/2006, Công ty PYMEPHARCO và Công ty TANIPHARCO đã

liên kết khai trương "Trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm PYMEPHARCO" tại Công ty Cổ phần TANIPHARCO. Việc khai trương trung tâm là một trong những bước mà công ty PYMEPHARCO thực hiện nhằm hoàn thiện dần hệ thống phân phối sản phẩm của công ty trong khắp cả nước.

- Thị trường chủ yếu của công ty hiện nay là thị trường tỉnh Phú Yên, đây là thị trường lớn, dân số đông hơn 800.000 người. Đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp nắm vững, phát triển rộng khắp thị trường trong tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động bán hàng của công ty.

a.2. Thách thc

- Việc gia nhập WTO làm cho hàng tân dược và dụng cụ y tế tràn vào Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt là bán với giá cạnh tranh so với giá của sản phẩm mà các công ty dược Việt Nam sản xuất ra do hàng rào thuế quan được dỡ hay giảm thuế. Tạo nguy cơ cho công ty vì đối thủ cạnh tranh ngày càng đông hơn và mạnh hơn.

- Bộ Y tếđưa ra cơ chếđấu thầu và giành quyền cung cấp thuốc, thiết bị y tế cho các cơ sở y tế và bệnh viện. Quyết định này gây ra khó khăn cho công ty bởi vì các mặt hàng thuốc chủ lực có tỷ trọng doanh số tiêu thụ cao và các thiết bị y tế trong toàn tỉnh trước đây đều do công ty độc quyền cung cấp. Bây giờ tất cả các

công ty trên toàn quốc đều được quyền tham gia đấu thầu và giành quyền cung cấp. Công ty dễ bị mất khách hàng.

- Trong thời gian gần đây thường có những trường hợp tử vong sau khi sử dụng thuốc, những phát hiện có chất độc hại trong thuốc tân dược làm cho người tiêu dùng có tâm lý hoang man và e dè khi sử dụng bất kỳ loại thuốc tân dược nào trên thị trường. Sự việc này gây ảnh hưởng cho công ty bởi vì các sản phẩm của công ty là các mặt hàng thuốc tân dược. Những sự việc đó là:

+ WHO xác nhận có 3 trẻ em tử vong sau khi tiêm văcxin viêm gan B trên thế giới, văcxin do LG Hàn Quốc sản xuất. Ở Việt Nam cũng có 3 trường hợp trẻ em bị tử vong do tiêm văcxin viêm gan B do chính hãng này sản xuất. Điều đáng quan tâm là, hãng này chính là một trong những nhà cung cấp thuốc ở nước

ngoài của Công ty PYMEPHARCO.

+ Vừa qua ngày 23/05 thông tin từ bộ Y tế cho biết, kết quả kiểm nghiệm thuốc "dân tộc cứu nhân vật" do viện kiểm nghiệm đã phát hiện thuốc này có chứa đến 4 tân dược: Paracetamol, Diazepam, Cyproheptadin và Dexamethesmon. Theo một số chuyên gia, các tân dược này có tác dụng giảm đau, hướng thần (gây ngủ). Riêng Cyproheptadin từng được chỉ định điều trị chán ăn, nhưng chỉ có tác dụng trong thời gian sử dụng, ngưng sử dụng có thể gây tác dụng ngược lại và không sử dụng cho trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi, người cao tuổi. Còn Dexamethason làm béo mập ra, lên cân nhưng có tác dụng phụ là phù, giữ nước. Hiện thanh tra bộ y tế các tỉnh thành tăng cường thanh tra, giám sát, ngăn chặn việc kinh doanh, sử dụng thuốc "dân tộc cứu nhân vật".

b. Phân tích môi trường vi mô

- Tâm lý chuộng thuốc ngoại của người tiêu dùng làm PYMEPHARCO khó khăn trong việc khẳng định thương hiệu trên chính sản phẩm do công ty sản xuất ra. Thuốc tân dược nước ngoài dù giá cao nhưng người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chấp nhận vì có quan niệm rằng "Tiền nào của ấy".

- Nguồn nguyên vật liệu chính để sản xuất chủ yếu nhập từ nước ngoài, cho nên giá đầu vào rất cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao làm giảm tính cạnh tranh về giá và làm giảm lợi nhuận cho công ty. Mặt khác vì nhà cung cấp chủ yếu là

đối tác nước ngoài nên công ty không chủ động được về yếu tố đầu vào, phụ thuộc rất nhiều vào họ về giá cả, số lượng,...

Nguồn cung cấp sản phẩm vật tư hàng hoá của công ty chủ yếu từ: Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Thái Lan,… và các Công ty dược và vật tư Y tế trong nước như: Công ty dược vật tư TW2, Công ty xuất nhập khẩu Y tếĐồng Tháp,… - Công ty Cổ phần TRAPHACO khai trương chi nhánh miền Trung - Trung tâm phân phối khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Điều này tạo áp lực cạnh tranh cho PYMEPHARCO làm cho PYMEPHARCO phải cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm và tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng. Đồng thời cùng với mục tiêu chung làm sao đưa TRAPHACO trở thành công ty hàng đầu đủ sức đứng vững và vươn lên trong xu thế cạnh tranh trong thời hội nhập. TRAPHACO trở thành một đối thủ cạnh tranh mạnh của công ty, tạo ra thách lớn cho công ty trong việc xâm nhập thị trường Hà Nội bởi vì PYMEPHARCO đã mở chi nhánh ở Hà Nội trong khi đó TRAPHACO là một công ty dược lớn ở thị trường Hà Nội.

Ngoài TRAPHACO, Công ty còn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh của nước ngoài như: tại thành phố Tuy Hòa có công ty TNHH Thai NAKORN PATANA (Việt Nam) sản xuất theo sự uỷ quyền của công ty TNHH THAI NAKORN PATANA Thai Lan- Nonthaburi- Thai Lan, với sản phẩm bán rất nhiều trên thị trường, cạnh tranh với sản phẩm cùng loại do công ty sản xuất là TIFFY với sản phẩm COLD FLU của Công ty PYMEPHARCO. Công ty chịu áp lực rất lớn về các sản phẩm cùng loại phân phối trên thị trường nói chung và thị trường tỉnh Phú Yên nói riêng như PANADOL extra cạnh tranh với TATANOL extra của công ty, FUGACA cạnh tranh với TATACA của công ty,…

c. Phân tích môi trường ni b

- Triết lý kinh doanh: Hoạt động với phương châm chính sách chất lượng cao, ổn định và đồng nhất. PYMEPHARCO luôn hướng tới hiệu quả tối ưu."Vươn tới ưu việt" là tư tưởng chỉđạo, là mục đích của PYMEPHARCO đối với sản phẩm và khách hàng của mình.

Với phương châm kinh doanh như vậy, PYMEPHARCO đã đầu tư trang thiết bị hệ thống máy móc hiện đại và công nghệ tiên tiến, cũng như tập trung một lực lượng đội ngũ cán bộ khoa học đủ năng lực, trình độ chuyên môn cao.

Công ty có nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, hiện nay Việt Nam chỉ có 4 nhà máy sản xuất thuốc dòng Cephalosporin đạt tiêu chuẩn GMP- WHO. Điều này góp phần nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường tân dược.

- Về lực lượng cán bộ công nhân viên trong công ty: công ty có một bộ máy quản lý tốt và một đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác, tinh thần trách nhiệm cao. Họ phấn đấu và làm việc theo phương châm "Danh dự - Khoa học - Tận tụy". Điều này tạo thuận lợi cho công ty nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm làm ra, nâng cao uy tín đối với khách hàng.

- Về văn hoá công ty: công ty có áo đồng phục in Logo của công ty. Vào ngày thứ hai thì toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đều phải mặc đồng phục. Nó tạo sự gắn bó giữa nhân viên và công ty, họ cảm thấy vinh dự khi là một thành viên của công ty. Làm nên nét văn hoá riêng biệt cho công ty. Giúp cho khách hàng dễ nhận biết được đâu là nhân viên của PYMEPHARCO.

- Thành lập câu lạc bộ VIPY CLUB vào tháng 08/2006. Câu lạc bộ là nơi tập trung tất cả các nhà thuốc, hiệu thuốc đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - phân phối chính thức 2 sản phẩm chủ lực VIVACE và PYCALLS của công ty đến người tiêu dùng. Câu lạc bộ VIPY CLUB là một trong những kênh phân phối nhận được sự quan tâm nhiều nhất của công ty.

Việc thành lập này giúp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty, tạo điều kiện cho các chi nhánh, đại lý của công ty hoạt động trong một hệ thống thống nhất giúp cho công tác quản lý của công ty thuận lợi hơn và hàng hóa sẽđược tiêu thụ dễ dàng hơn.

- Sản phẩm do chính công ty sản xuất được chứng minh là tương đương sinh học với sản phẩm nước ngoài. Cụ thể, ngày 25/05/2007, viện kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện đại học Y dược thành phố HCM đã công bố kết quả tương đương sinh học của viên nén TATANOL do công ty sản xuất và

sản phẩm viên nén cùng loại ALAXAN, theo tiêu chuẩn USP29 (Dược điển Hoa Kỳ). PGS-TS Lê Quang Nghiệm, đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, cho biết hai dược phẩm tương đương sinh học với nhau được chấp nhận là tương đương trị liệu và có thể chỉ định thay thế nhau trong điều trị. Hiện nay các thuốc lưu hành trên thị trường Việt Nam được thử tương đương sinh học rất ít. Thực tế, có nhiều dược phẩm cùng dạng bào chế, cùng loại và lượng hoạt chất nhưng hiệu quảđiều trị không tương đương nhau.Qua đây công ty khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường tân dược, đặc biệt là với sản phẩm TATANOL. Đồng thời việc thử tương đương sinh học góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp thuốc được trong nước đạt hiệu quả cao và giúp giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân. Đây là thành tựu to lớn của công ty PYMEPHARCO, công ty đã thực hiện được phương châm "Hàng việt vì sức khoẻ người Việt".

Qua chứng minh tương đương sinh học này sẽ tạo cơ hội cho công ty đẩy mạnh hoạt động bán hàng nhất là đối với sản phẩm TATANOL.

- Hoạt động R & D: có hẳn một trung tâm nghiên cứu và phát triển với những máy móc hiện đại. Chi nhánh R & F của công ty STADA-CHLB Đức ở Việt Nam đặt tại công ty, chi nhánh này thực hiện chức năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho công ty nâng cao chất lượng sản phẩm và sản xuất ra nhiều sản phẩm mới.

- Hệ thống kênh phân phối rộng và phủ kín trên toàn tỉnh Phú Yên và trong cả nước. Đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của một công ty sản xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng của công ty cổ phần PYMEPHARCO (Trang 97 - 104)