Những thành tích đạt được

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng của công ty cổ phần PYMEPHARCO (Trang 64 - 70)

- Là thành viên chính thức của phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI).

- Là thành viên chính thức của hiệp hội sản xuất kinh doanh dược Việt Nam. - Là một trong những nhà sản xuất dược phẩm Việt Nam tiên phong trong việc áp dụng tiêu chuẩn WHO-GMP.

- Được chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (WHO-GMP) do bộ Y tế cấp ngày 17/01/2006.

- Huân chương lao động hạng 3 do chủ tịch nước cấp ngày 02/06/2004. - Bằng khen của thủ tướng chính phủ tặng vì những thành tích trong công tác từ năm 1998-2000.

- Nhận cờ thi đua của bộ Y tế tặng cho đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2003-2004.

- Đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao 2006 do người tiêu dùng bình chọn.

"VƯƠN TỚI ƯU VIỆT" là tư tưởng chỉ đạo, là mục đích của PYMEPHARCO đối với sản phẩm và khách hàng của mình.

2.1.1.4. Các đơn v trc thuc

- Nhà máy sản xuất dược phẩm gồm 3 phân xưởng sản xuất thuốc viên đạt tiêu chuẩn GMP-WHO: Beta Lactam, Non Beta lactam, phân xưởng nang mềm.

- Nhà máy sản xuất thuốc tiêm đang được xây dựng theo chương trình liên kết với Đức.

- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. - Chi nhánh tại Hà Nội.

- Chi nhánh tại Nha Trang. - Chi nhánh tại An Giang. - Chi nhánh tại Cần Thơ.

- Bốn trung tâm buôn bán lớn và giới thiệu dược phẩm, mỹ phẩm tại thành phố Tuy Hoà, 11 cửa hàng trong toàn tỉnh và 273 đại lý ở 8 huyện còn lại trong tỉnh.

2.1.2. TƯ CÁCH PHÁP NHÂN, CHC NĂNG, NHIM V CA CÔNG TY PYMEPHARCO

2.1.2.1. Tư cách pháp nhân

- Công ty Cổ phần PYMEPHARCO được tự chủ về mặt tài chính.

- Công ty có tư cách pháp nhân, có trách nhiêm chấp hành đầy đủ các chếđộ, chính sách pháp luật của Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, kịp thời chịu trách nhiệm về nội dung kinh doanh đã đăng ký.

- Công ty thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước. - Công ty được phép xuất nhập khẩu với các nước trên thế giới.

- Công ty được phép tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm, được phép quảng cáo, khuyến mại,...

- Được quyền tham gia các hội nghị, hội thảo liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.

- Có con dấu riêng, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán tập trung.

2.1.2.2. Chc năng

- Sản xuất thuốc tân dược.

- Kinh doanh, buôn bán các loại thuốc tân dược, vật tư, hoá chất và trang thiết bị y tế, nguyên liệu sản xuất thuốc và mỹ phẩm.

- Xuất nhập khẩu trực tiếp: thuốc tân dược, vật tư, hoá chất, và trang thiết bị y tế, nguyên liệu sản xuất thuốc, mỹ phẩm,…

- Bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa thường xuyên, định kỳ các thiết bị y tế trong tỉnh.

2.1.2.3. Nhim v

- Giữ vai trò là một công ty thương mại chuyên kinh doanh các mặt hàng theo đúng chức năng của ngành đăng ký, đúng mục đích hoạt động.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn vồn, đảm bảo tăng lợi nhuận trong quá trình kinh doanh.

- Chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ CNV trong công ty.

2.1.3. CƠ CU T CHC QUN LÝ VÀ T CHC SN XUT CA CÔNG TY

2.1.3.1. Cơ cu t chc qun lý a. Sơđồ t chc qun lý

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần PYMEPHARCO được bố trí theo cơ cấu trực tuyến, chức năng

Sơđồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý

Trong đó: : chỉ mối quan hệ chức năng. : chỉ mối quan hệ trực tuyến.

b. Nhim v, chc năng ca các phòng ban

- ĐHĐ cổđông và hội đồng quản trị: hằng năm có những lần ĐHĐ cổđông để các cổ đông có những ý kiến, kiến nghị, biểu quyết những vấn đề liên quan đến công ty. Đây là cơ quan cao nhất, có tính chất quyết định nhất đến các quyết định của tổng giám đốc.

- Tổng giám đốc: là người đại diện cho nhà nước (chủ tịch hội đồng quản trị được UBND tỉnh uỷ quyền đại diện cho phần vốn góp 51%) vừa là người đại diện cho tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Tổng giám đốc có trách nhiệm điều hành chung toàn bộ mọi mặt hoạt động của công ty. Tổng giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trưởng, phó phòng của công ty.

Các trung tâm phân phối CHỦ TỊCH HĐQT (KIÊM TỔNG GĐ) P.TỔNG GDKD Nhà máy sx DP Phòng NVKD HCNS Phòng CN Phòng TC-KT P.CK bảo trì P.TỔNG GĐTT P.TỔNG GĐSX ĐHĐ CỔĐÔNG HĐ QUẢN TRỊ Phòng PTTT Phòng trình dược Kho hàng (cty) CN HCM CN Hà Nội CN Nha Trang CN An Giang CN Cần Thơ CH vật tư thiết bị Ytế BP sửa chữa bảo trì Các phân xưởng sản xuất

- Các phó tổng giám đốc: thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc theo từng bộ phận như công tác sản xuất, kinh doanh, hoạch định nhân sự,… được quyền ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương.

- Phòng nghiệp vụ kinh doanh: lập kế hoạch kinh doanh hằng năm, có trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động kinh doanh, kế hoạch doanh thu hàng tháng, quản lý lượng hàng tồn kho. Phối hợp với các chi nhánh: thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hà Nội, An Giang, Cần Thơ thông tin kịp thời tình hình biến động và giá cả trên thị trường. Tổ chức hệ thống tiếp thị trực tuyến đến từng khoa của bệnh viên để tìm hiểu cách sử dụng thuốc của các y, bác sĩ để có kế hoạch kinh doanh kịp thời. Đồng thời khi có mặt hàng mới thì tổ chức chào khách, giới thiệu về chức năng, công dụng và chất lượng của từng loại thuốc để khuyến khích bác sĩ, bệnh nhân, khách hàng sử dụng.

- Phòng phát triển thị trường: có chức năng nghiên cứu, tìm hiểu và thăm dò để thâm nhập thị trường, mở rộng thêm những thị trường mới để phát triển mạng lưới phân phối cho công ty.

- Phòng tài chính - kế toán: chịu trách nhiệm về mặt hoạt động như tổng hợp, báo cáo kịp thời tình hình tài chính của công ty, tham mưu cho tổng giám đốc về việc huy động và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả, giám sát các hoạt động về thu chi tài chính của các phòng, ban và trực tiếp chỉđạo theo dõi các bộ phận kế toán của chi nhánh.

- Phòng cơ khí bảo trì: thực hiện chức năng theo dõi quản lý, sửa chữa máy móc thiết bị cho nhà máy sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế của các đơn vị y tế trong tỉnh. Khảo sát thị trường tìm đối tượng thích hợp để tham mưu cho giám đốc ký hợp đồng nhập khẩu thiết bị.

- Phòng hành chính - nhân sự: chịu trách nhiệm tham mưu cho tổng giám đốc như tuyển dụng nhân sự, thôi việc cũng như các chếđộ khác của người lao động, tổ chức các đợt thi nâng cao tay nghề. Lập kế hoạch và đào tạo, quản lý giờ công, ngày công người lao động, tổ chức các đợt đại hội.

- Năm chi nhánh: là đơn vị trực thuộc công ty, chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm của công ty vào khu vực quản lý của mình, kinh doanh theo kế hoạch của công ty giao cho và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty về quá

trình hoạt động kinh doanh cũng như kết quả kinh doanh của đơn vị mình. Đồng thời cung cấp các thông tin giá cả, nguồn hàng để phục vụ cho hệ thống buôn bán lẻ tại Phú Yên.

Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần PYMEPHARCO là một hệ thống phân tầng thích hợp, mỗi bộ phận chịu trách nhiệm công việc của mình trước ban giám đốc, điều này tránh đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Nhờ vậy mà công việc được tiến triển một cách nhanh chóng.

Công ty Cổ phần PYMEPHARCO là một công ty lớn ở Phú Yên nhưng nhìn chung bộ máy quản lý như vậy là tương đối gọn nhẹ và hiệu quả.

2.1.3.2. Cơ cu t chc sn xut ca công ty a. Sơđồ t chc sn xut nhà máy dược phm

Sơđồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất

b. Chc năng, nhim v ca tng b phn và tng phân xưởng

- Ban giám đốc: có nhiệm vụ trực tiếp điều hành nhà máy, quản lý và chỉđạo các bộ phận ở nhà máy.

- Bộ phận quản lý sản xuất: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, phối hợp với các phòng ban, bộ phận cung ứng, các phân xưởng… để lập kế hoạch sản xuất.

- Bộ phận đảm bảo chất lượng: theo dõi chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng của công ty.

- Bộ phận kiểm nghiệm: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và thành phẩm. BAN GIÁM ĐỐC Phòng R&D sản phẩm Phân xưởng β-Lactam Phân xưởng Non β-lactam Phân xưởng nang mềm P.Hành chính P.Quản lý sx P.Đảm bảo CL P.Ki ểm nghiệm T ổng kho

- Tổng kho: có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản nguyên vật liệu mua vào và thành phẩm xuất xưởng.

- Phòng R&D sản phẩm: nghiên cứu tính năng, công dụng, cách sử dụng,… của dược phẩm đồng thời tìm tòi và nghiên cứu ra những sản phẩm mới có hiệu quả hơn, công dụng phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Phân xưởng β-Lactam: trực tiếp sản xuất các thuốc kháng sinh dòng Cerphalosporin như: kháng viêm, chống dịứng,…

- Phân xưởng Non β-lactam: trực tiếp sản xuất các thuốc không có vòng β- Lactam như: thuốc hạ nhiệt Tatanol, thuốc giảm đau,…

- Phân xưởng nang mềm: trực tiếp sản xuất những loại thuốc có nang mềm như: dầu cá, các loại vitamin,…

Công ty có sơ đồ tổ chức sản xuất như vậy tạo được tính chuyên môn hóa cho từng phân xưởng. Nhờ vậy mà năng suất lao động được nâng cao, người lao động chú tâm vào chuyên môn của mình cho nên mà chất lượng sản phẩm được bảo đảm.

2.1.4. THUN LI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIN CA CÔNG TY TRONG THI GIAN TI

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng của công ty cổ phần PYMEPHARCO (Trang 64 - 70)