Cơ chế thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động thông qua phân phối theo lao động (ở những doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 40 - 43)

phân phối theo lao động (ở những doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% cổ phần)

Lợi ích kinh tế của người lao động được đảm bảo tới mức nào thì trở thành động lực của sản xuất, nghĩa là tạo ra sự tích cực, chủ động, hăng hái, tinh thần trách nhiệm cao trong lao động sản xuất, là sự gắn bó chặt chẽ giữa người lao động và doanh nghiệp, sự phát triển của doanh nghiệp cũng là sự sống còn của người lao động. Bên cạnh đó, động lực của người lao động còn phụ thuộc vào việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ trong doanh nghiệp, việc họ có được hưởng thỏa đáng thành quả lao động của họ.

Người lao động chỉ thực sự yên tâm, hăng hái và có trách nhiệm cao trong công việc khi doanh nghiệp trả công cho họ đầy đủ, kịp thời, phù hợp với lao động bỏ ra trong lao động sản xuất, như vậy, mới đảm bảo tái sản xuất sức lao động, đồng thời đảm bảo đời sống của gia đình người lao động.

Mức lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, phụ thuộc vào tay nghề và năng suất lao động của người lao động. Tiền lương cơ bản của người lao động là cơ sở xác định đơn giá tiền lương trong đơn vị sản phẩm, hay đơn giá tiền lương trong đơn vị thời gian. Như vậy, còn tùy vào thời gian lao động dài hay ngắn, dài hạn hay theo mùa vụ mà người lao động được trả lương theo kết quả lao động của mình.

Để đảm bảo tính cơng bằng tương đối lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, Bộ Luật lao động (2005) trong chương VI có 13 điều quy định rõ về chế độ tiền lương cho người lao động. Tại điều 55 nêu rõ: Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Điều 56 quy định mức lương tối thiểu như sau: Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy, tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các hoạt động khác...

Thực tế, tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động chịu sự tác động của quy luật cung cầu nhưng khơng vì thế mà doanh nghiệp, tức người sử dụng lao động mặc sức bóc lột sức lao động của cơng nhân. Hình thức làm thuê cho Nhà nước không phản ánh mối quan hệ giai cấp, mà là mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội. Lợi nhuận của doanh nghiệp không phải do nhà tư bản chiếm đoạt mà thuộc về Nhà nước, đại diện của nhân dân và người lao động trong doanh nghiệp. Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội trong từng giai đoạn

phát triển khác nhau, Nhà nước ban hành cơ chế chính sách phù hợp nhằm điều tiết lợi ích người lao động và doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển chung.

Ở nước ta hiện nay, trong nền kinh tế thị trường vận hành theo định hướng XHCN, Chính phủ cơng bố thang lương, bảng lương riêng làm cơ sở tính chế độ bảo hiểm, chế độ phụ cấp, lương khi nghỉ việc, thôi việc... và các trường hợp khác nhau cho người lao động. Các chế độ phụ cấp lương có thể được thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở theo quy định của Bộ Luật lao động.

Việc xác định một cách hợp lý bậc lương và ngạch lương, cũng như các chế độ phụ cấp theo ngành, đặc thù nghề nghiệp, khu vực, đến trình độ tay nghề của người lao động... có ý nghĩa quan trọng. Đây là nhân tố đảm bảo tính cơng bằng cho chế độ trả lương, thúc đẩy người lao động phấn đấu nâng cao trình độ chun mơn, hăng say lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Bên cạnh tiền lương cơ bản, tiền thưởng cũng là một phần thu nhập đáng kể, tác động tích cực tới người lao động cả về vật chất và tinh thần. Tiền thưởng là thưởng cho người lao động làm việc tốt, khích lệ người lao động sáng tạo lao động với tinh thần trách nhiệm cao. Việc trích một phần lương và lợi nhuận để thưởng cho người lao động là hình thức phổ biến, được các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng rộng rãi. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng chế độ tiền thưởng, nhằm động viên, khuyến khích người lao động. Tiền lương cao nhằm thu hút người lao động, nhưng có giới hạn trong khn khổ hợp đồng, tiền thưởng sẽ tạo thêm động lực lao động lành mạnh, nhất là đối với người lao động tích cực có sáng kiến và tay nghề cao.

Để nâng cao năng suất lao động trong các doanh nghiệp, việc sử dụng chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý là điều kiện có tính quyết định tới hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, đây cũng là chất kéo dính gắn chặt lợi ích của người lao động với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w