Đặc điểm lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than Quảng Ninh

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 52 - 55)

phần hố ở ngành than Quảng Ninh

Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam có trên 87 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với trên 122.000 công nhân cán bộ [4, tr .1].

Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy than Quảng Ninh (là Đảng ủy cấp trên), các Công ty cổ phần rất quan tâm đến vấn đề đào tạo tay nghề, nâng cao trình độ của người lao động, vì chất lượng chun mơn của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, đến doanh thu của doanh nghiệp. TKV có Trường Quản trị kinh doanh chuyên đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ trong tập đòan và 3 trường Cao đẳng nghề mỏ với đội ngũ giáo viên 1.222 người phục vụ việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành than Quảng ninh và lĩnh vực công nghiệp của khu vực Đông bắc.

Nhờ vậy, nguồn nhân lực của ngành than được đào tạo lại, đào tạo mới (thu hút từ ngồi chủ yếu là trình độ đại học và cao hơn) đã đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng sản lượng về quy mơ, và trình độ cơng nghệ và đa dạng hóa ngành nghề. Đặc điểm lao động trong các DNNN sau CPH ở ngành than Quảng Ninh, về cơ cấu trình độ chun mơn, cơ cấu lao động được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Trình độ người lao động trong các DNNN sau CPH

ở ngành than Quảng Ninh

ĐVT: Người

Năm Tổng Số

Đại học Cao đẳng Trung cấp & đào

tạo nghề Chưa qua ĐT Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 2007 24.117 2.084 8,64 810 3,36 13.506 56 7.717 32 2008 35.110 3.055 8,7 456 1,3 21.066 60 10.533 30 2009 38.067 3.217 8,45 420 1,1 25.549 67 8.881 23

Nguồn: Báo cáo điều tra trình độ người lao động trong các DNNN sau CPH ở ngành than của Cơng đồn TKV và Liên đoàn Lao động tỉnh.

Số liệu trên đây cho thấy, số lao động có trình độ đại học, Trung cấp & đào tạo nghề ngày càng tăng lên, nhất là số lao động có trình độ trung cấp & đào tạo nghề, năm 2007 là 13.506 người chiếm 56% tổng số lao động trong các DNNN sau CPH ở ngành than Quảng Ninh, thì năm 2009 đã tăng lên thành 25.549 người, chiếm 67% (tăng xấp xỉ 2 lần). Điều này có tác dụng góp phần tích cực vào tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng làm tăng thu nhập của công nhân. Số lượng lao động chưa qua đào tạo đã giảm, năm 2007 số lao động chưa qua đào tạo chiếm 32% tổng số lao động thì năm 2009 giảm xuống chiếm 21% tổng số lao động; số liệu đó chứng tỏ các doanh nghiệp đã có sự quan tâm đến cơng tác đào tạo tay nghề cho người lao động [4, tr. 5].

Căn cứ vào quy định của Bộ Luật lao động về quyền tự chủ quản lý và sử dụng lao động, các DNNN sau CPH ngành than Quảng Ninh đã xây dựng cơ chế về sử dụng và quản lý lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Nhất là việc giải quyết lao động dôi dư, sắp xếp điều chỉnh lực lượng lao động phù hợp với điều kiện sản xuất mới nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn, từ đó nâng cao thu nhập cho người lao động. Về vấn đề này, tổ chức cơng đồn có vai trị tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp về xây dựng quy chế quản lý lao động, quy chế đào tạo, tuyển dụng, quy chế trả lương, tiền thưởng công khai công bằng dựa vào việc sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Tập đồn đã xúc tiến cơng tác đào tạo và đào tạo lại, nâng cao tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ, công nhân để từng bước đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực. Do đặc thù lao động ngành than là lao động nặng nhọc nên tỷ lệ tuyển dụng giữa nam và nữ chênh lệch đáng kể, việc tuyển dụng và đào tạo lao động nữ thường là ít, cung thấp hơn cầu.

Một số doanh nghiệp ít quan tâm đến đào tạo lại tay nghề cho người lao động ở khâu phục vụ phụ trợ, chưa thường xuyên tổ chức thi nâng bậc làm

giảm động lực phấn đấu rèn luyện tay nghề của người lao động. Có số ít cơng nhân tự bỏ tiền để học tập nghề khác, điều này có ảnh hưởng đến tinh thần lao động và sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp. Về cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực thể hiện qua bảng:

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp các DNNN sau CPH

Năm Tổng số

Lao động trực tiếp LĐ gián tiếp

CN kỹ thuật LĐ khác

Số lượng % lượngSố % lượngSố %

2007 24.117 13.506 56 7.717 32 2.894 12

2008 35.110 20.012 57 11.587 33 3.511 10

2009 38.067 26.141 69 8.881 23 3.045 8

Nguồn: báo cáo Điều tra trình độ người lao động trong các DNNN sau CPH ở ngành than của Cơng đồn TKV và Liên đoàn Lao động tỉnh.

Số liệu trên đây cho thấy, tỷ lệ cơng nhân kỹ thuật có xu huớng tăng, lao động khác giảm từ 32 đến 23%, đặc biệt lao động gián tiếp giảm từ 12 đến 8%. Đây là cơ cấu lao động dịch chuyển đúng hướng, có tác dụng tích cực vào phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, là yếu tố quan trọng làm tăng thu nhập của cơng nhân [4, tr.7].

Hiện nay có 27 doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hoá với tổng số cán bộ, công nhân lao động là 38.067 người (đến năm 2009), về cơ cấu độ tuổi của lực lượng lao động trong các DNNN sau CPH được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu độ tuổi người lao động trong các DNNN sau CPH

Năm Tổng số Độ tuổi Dưới 30 % Từ 30 đến 50 % Trên 50 % 2007 24.117 8.441 35 13.987 58 1.688 7 2008 35.110 12.358 35,2 20.609 58,7 2.143 6,1 2009 38.067 14.085 37 22.079 58 1.904 5

Nguồn: Báo cáo tình hình lao động các DNNN sau cổ phần hố của tập đồn TKV.

Qua số liệu trên, thấy rằng độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm khoảng 1/3, trên 50 tuổi chiếm từ 5-7% thường là lao động gián tiếp. Phần còn lại chiếm tỷ lệ 58%, đáng chú ý trong số này là số lao động trực tiếp có tuổi đời trên 45 tuổi do sức khoẻ giảm sút nên có nhu cầu thay đổi việc làm, đây vừa là nguyên nhân vừa là khó khăn cho cơ cấu lại lao động.

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w