NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM VỀ ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 83 - 89)

- Về các khoản trợ cấp là những chi phí khác bằng tiền cho những

2.3. NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM VỀ ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN

NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HOÁ Ở NGÀNH THAN QUẢNG NINH

Trong hai năm 2008 - 2009, TKV đẩy mạnh sắp xếp lại tổ chức sản xuất, tranh thủ các điều kiện thuận lợi phấn đấu tăng trưởng sản lượng, hòan thành vượt mức kế hoạch từng năm. Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, làm cho chi phí sản phẩm tăng, trong khi thời tiết diễn biến bất lợi, tiêu thụ than gặp nhiều khó khăn, các hạn chế trong an tịan lao động dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu cho sản xuất và tư tưởng người lao động. Lãnh đạo Tập đoàn và Đảng ủy than Quảng Ninh đã chỉ đạo tổ chức và đổi mới sản xuất trong các doanh nghiệp, đầu tư dây chuyền sản xuất mới, đưa thiết bị công nghệ hiện đại vẫn được ưu tiên hàng đầu, đồng thời bố trí, sắp xếp lại lao động phù hợp với năng lực chun mơn. Do sản xuất có hiệu quả nên thu nhập bình quân của người lao động vẫn đạt mức 5.tr. đồng/tháng, thời điểm lạm phát tăng cao đã chỉ đạo bù đắp từ 8-10% thu nhập cho người lao động, từng bước cải tiến chế độ tiền lương phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Đánh giá chung việc đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNNN sau CPH ở ngành than Quảng Ninh như sau:

Tập đồn cơng nghiệp than và khóang sản Việt Nam là Tập đòan kinh tế lớn, là ngành kinh tế mũi nhọn trong tiến trình CNH-HĐH vì thế thu hút một lực lượng lao động lớn so với các ngành nghề khác. Ngành than là ngành công nghiệp nặng nhọc, độc hại và nguy cơ tai nạn cao, nên giải quyết cơ chế chính sách lợi ích kinh tế cho người lao động là vấn đề nhạy cảm. Từ năm 2002 đến nay, TKV thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiêp, đã tiến hành CPH 27 doanh nghiệp, trong đó có 24 doanh nghiệp Nhà nước giữ 51% cổ phần, có 3 doanh nghiệp Nhà nước giữ 35% cổ phần. Các công ty này đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đảm bảo cơ chế chính sách lợi ích kinh tế của người lao động, nhờ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, hiệu quả sản xuất trong các DNNN

sau CPH tăng lên hàng năm, thu nhập của người lao động vẫn giữ ở mức cao, trên 5 triệu đồng/tháng.

CPH doanh nghiệp là việc mới nên trong quá trình thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn, sau khi CPH hàng loạt các vấn đề mới nảy sinh, như cơ cấu lại dây chuyền sản xuất, sắp xếp lại lao động ở các đơn vị, đảm bảo việc làm cho lao động dôi dư, bố trí lao động nữ cho phù hợp, tuyển dụng lao động có tay nghề...sao cho đảm bảo sản xuất được duy trì và phát triển hơn trước, thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao. đã góp phần nâng cao tinh thần tự chủ, chủ động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,góp phần đáng kể tăng trưởng sản lượng và phát triển đa ngành của TKV đưa lại thu nhập cao và chất lượng cuộc sống tốt cho người lao động.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi thực hiện cơ chế sản xuất kinh doanh mới, với đội ngũ nhân lực đơng đảo, những điều kiện đảm bảo lợi ích cho người lao động mới đáp ứng yêu cầu ban đầu, còn nhiều tồn tại mà DNCPH cần khắc phục, đó là:

Một là, chế độ tiền lương của người lao động trong các DNNN sau

CPH còn thấp, chưa thực sự hấp dẫn lao động chất lượng cao.

Qua khảo sát ở một số DNNN sau CPH cho thấy, có doanh nghiệp trả lương theo thời gian làm việc chứ không trả theo số và chất lượng sản phẩm, nghĩa là chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động. Điều này đã hạn chế tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong sản xuất của người lao động, nhất là đối với người lao động có tay nghề cao, có khả năng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Một số doanh nghiệp chưa có sự phân định rõ ràng giữa lao động giản đơn cơ bắp, với lao động phức tạp, đòi hỏi kỹ năng cao, dẫn đến trả lương chưa tương xứng với lao động, không thu hút được lao động bậc cao. Hiện nay người lao động được đào tạo chất lượng hoặc có tay nghề cao có xu hướng tìm việc làm ở các doanh nghiệp nước ngoài do mức lương cao hơn.

Mặt khác, mức lương trong các DNNN sau CPH ở ngành than trả cho người lao động so với các ngành nghề khác là cao và ổn định, nhưng chưa

đáp ứng yêu cầu đời sống để tái sản xuất sức lao động của người lao động trong điều kiện thị trường không ổn định, giá cả tăng cao mỗi năm như hiện nay, nên khơng ít lao động trẻ, có đào tạo cơ bản đã lựa chọn việc làm ở những doanh nghiệp trả mức lương cao hơn. Như vậy, cần một hành lang pháp lý cho DNNN sau CPH có cơ sở xây dựng cơ chế trả lương, sao cho hấp dẫn người lao động bậc cao là nhu cầu bức thiết hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu lợi ích của người lao động, vừa là điều kiện thiết yếu để doanh nghiệp thu hút lực lượng lao động chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

Hai là, số người lao động được mua cổ phiếu khơng nhiều, hoặc khơng

có điều kiện tài chính mua cổ phiếu đã hạn chế tính tích cực của CPH, lợi ích người lao động bị thiệt thòi.

Làm việc ở DNNN sau CPH, người lao động được lợi hơn khi được mua cổ phiếu, ngồi lương người lao động cịn được nhận lợi tức từ cổ phiếu hàng năm. Thực tế, khơng phải người lao động nào cũng có khả năng tài chính mua cổ phiếu, vì thế có người phải bán cổ phiếu giá rẻ hơn giá trị thật, thiệt hại về kinh tế chỉ một phần, thiệt hơn nữa là vì khơng có cổ phần nên khơng được tham gia điều hành công ty. người lao động tham gia CPH càng nhiều càng tốt vì đó là điều kiện gắn trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp, thúc đẩy tính tự chủ của người lao động trong quá trình sản xuất. Như vậy, người lao động nếu có điều kiện tham gia mua cổ phiếu sẽ lợi cả hai bên, cho doanh nghiệp và cho chính họ. Vấn đề đặt ra cho DNNN sau CPH, trong điều kiện mới thực hiện CPH, người lao động chưa có khả năng tài chính, thì doanh nghiệp tìm giải pháp nào để có thêm cổ đơng, tạo sự liên kết chặt chẽ lợi ích giữa doanh nghiệp với người lao động.

Ba là, điều kiện làm việc, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động vẫn là vấn

đề bức xúc của người lao động.

Sau khi CPH, các doanh nghiệp ngành than có quyền tự chủ mọi mặt trong sản xuất kinh doanh, nếu như trong cơ chế quản lý cũ, điều hành sản

xuất đều chỉ đạo từ trên xuống, thì nay các doanh nghiệp phải tự tìm lối đi cho riêng mình. Ngồi mức lương là vấn đề người lao động quan tâm hàng đầu, là đến điều kiện làm việc, vệ sinh an tồn lao động vì đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người lao động, nhất là làm việc ở ngành than, ngành lao động nặng nhọc, môi trường độc hại và nguy cơ mất an tòan cao. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ln có sự chỉ đạo đối với ngành than về điều kiện làm việc, đầu tư về BHLĐ, quan tâm đến cải thiện điều kiện làm việc. Nhưng trong điều kiện khó khăn chung của đất nước, ngành than mặc dù rất cố gắng, nhưng chưa đảm bảo được vấn đề vệ sinh mơi trường, an tồn lao động, đều kiện làm việc cho người lao động theo đúng tiêu chuẩn như ở một số quốc gia đang phát triển như Malaysia, Singapor...Sau khi CPH, các doanh nghiệp ngành than thường xuyên cải thiện và nâng cao môi trường làm việc, ngăn ngừa ô nhiễm bụi, độc hại, nâng cao chất lượng BHLĐ tạo điều kiện về nhà ở, phương tiện đi lại cho người lao động, nhưng so với yêu cầu còn nhiều tồn tại cần khắc phục.

Bốn là, vấn đề nhà ở cho người lao động đã gây khó khăn cho một bộ

phận lao động trẻ, thu nhập thấp khơng có điều kiện mua nhà, chất lượng cuộc sống thấp, hạn chế sự cống hiến của họ.

Mặc dù DNNN sau CPH đã có những giải pháp thiết thực hỗ trợ nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp, lao động mới ra nghề chưa có điều kiện mua nhà ở nhưng do đăc thù ngành than hàng năm thu hút số lượng lớn lao động, nên nhu cầu nhà ở tăng nhanh, vì thế giải quyết tốt nhu cầu nhà ở cho người lao động, hoặc hỗ trợ họ có thể ổn định chỗ ở là một trong điều kiện để hấp dẫn người lao động đến với doanh nghiệp ngành than.

Năm là, vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, và các đoàn thể trong

việc xây dựng cơ chế chính sách đảm bảo lợi ích người lao động có lúc có nơi chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Tổ chức cơ sở đảng, và các đồn thể có vai trị tham gia, tham mưu với lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng cơ chế hoạt động của doanh nghiệp, trong đó

có các chính sách đảm bảo lợi ích người lao động. Nhưng thực tế cịn tồn tại việc phối kết hợp trong xây dựng cơ chế, quy chế chưa thực sự ăn ý, thống nhất với Luật doanh nghiệp theo Quy chế dân chủ ở cơ sở quy định. Việc tuyên truyền vận động người lao động trong doanh nghiệp thực hiện quy phạm pháp luật, tham gia ý kiến vào phát triển doanh nghiệp còn hạn chế.

Vấn đề người lao động khơng có điều kiện mua cổ phiếu chưa được trợ giúp tư vấn kịp thời, nhất là giai đoạn đầu CPH.

Trong điều kiện doanh nghiệp mới chuyển đổi cơ chế CPH, tổ chức cơ sở đảng và các tổ chức đoàn thể cần tuyên truyền, vận động người lao động tiếp cận và thích nghi với điều kiện làm việc mới, nhận thức đúng vấn đề CPH, nhằm nâng cao tinh thần làm chủ, tính chủ động và thấy được lợi ích khi tham gia vào CPH DNNN.

Nguyên nhân của những tồn tại trên

Trước hết, chính sách về lợi ích kinh tế người lao động trong DNNN sau CPH là vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, mới chỉ được đề cập nhiều đến từ khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường và Luật doanh nghiệp ra đời, vì thế trong q trình thể chế hóa chính sách, tổ chức thực hiện không tránh khỏi hạn chế.

Một số quy định, quy chế về chính sách lợi ích kinh tế của người lao động chưa thực sự phù hợp như vấn đề lương, thưởng, cổ tức, tỷ lệ Nhà nước năm giữ cổ phiếu...

Một số cấp uỷ còn hạn chế về nhận thức nên chỉ đạo cịn lúng túng, cơng tác kiểm tra, hướng dẫn chưa kịp thời, chưa thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm về xây dựng chính sách lợi ích người lao động.

Cơng tác chỉ đạo, lãnh đạo các tổ chức đồn thể khác khơng hiệu quả. Cơng đồn, Đồn thanh niên ở một số doanh nghiệp chưa nắm chắc tâm tư nguyện vọng của người lao động để tham mưu sát với thực tế về chính sách lợi ích của người lao động. Có doanh nghiệp, hoạt động của Cơng đồn, Đồn

thanh niên mang tính hình thức, khơng được người lao động hưởng ứng do hình thức và nội dung hoạt động khơng thiết thực với người lao động.

Chương 3

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w