Thực trạng về đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động, đào tạo tay nghề và chế độ

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 65 - 68)

- Về các khoản trợ cấp là những chi phí khác bằng tiền cho những

2.2.2. Thực trạng về đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động, đào tạo tay nghề và chế độ

trong tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động, đào tạo tay nghề và chế độ làm việc, nghỉ ngơi

Về công tác quản lý và sử dụng lao động, Ngành than đã từng bước đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp và cơ cấu chất lượng lao động theo Nghị định số 110 ngày 26/6/2007 của Chính phủ, qua đó TKV có điều kiện xây dựng đội ngũ công nhân viên chức, lao động (CNVC-LĐ) đáp ứng yêu cầu của SXKD trong tình hình mới. Công tác tuyển sinh, tuyển dụng và đào tạo được quan tâm đầu tư qua việcthực hiện chính sách đãi ngộ đối với lao động được tuyển dụng đưa đi học nghề của Tập đồn, học sinh nghề khai thác hầm lị được cấp học bổng 100%. Công tác quản lý lao động được phân cấp mạnh cho các đơn vị phù hợp với mơ hình của Tập đồn kinh tế. Tập đồn chỉ thống nhất về chỉ tiêu lao động định mức còn việc tuyển dụng, bổ nhiệm, sắp xếp tổ chức ở đơn vị thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc các đơn vị, đã làm tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp. Ngồi ra TKV cũng đã tích cực trong việc chăm lo các điều kiện làm việc, đi lại, về nhà ở, giúp đỡ các gia đình cơng nhân diện chính sách và chăm sóc sức khỏe người lao động, tạo điều kiện để CNVC- LĐ yên tâm lao động và công tác, gắn bó với doanh nghiệp và TKV.

Về thực hiện các thủ tục tuyển dụng, ký kết hợp đồng;

Theo quy định của pháp luật lao động, doanh nghiệp tự chủ quản lý sử dụng lao động, Nhà nước đã tạo cơ chế giúp cho doanh nghiệp chủ động tuyển dụng, ký kết hợp đồng, giải quyết lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất của đơn vị. Nhìn chung cơng tác tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp cơ bản đều thực hiện cơng khai, cơng bằng, khơng có sự phân biệt đối xử. Hàng năm doanh nghiệp đều tuyển bổ sung lực lượng lao động đã qua đào tạo trình độ tay nghề, cịn lao động phổ thơng có xu hướng giảm rõ rệt, như vậy vấn đề cơ cấu và chất lượng lao động được điều chỉnh theo hướng ngày càng tích cực. Theo báo cáo Lao động tiền lương 2007 -2009 của TKV thi:

Năm 2007, tổng số lao động 24.117 người, thợ bậc cao: 8.713 người; trình độ văn hố trung học trở lên: 17.489 người. Năm 2009: tổng số 38.067 người, thợ bậc cao: 10.067 người; trình độ văn hố trung học trở lên: 25.657 người.

Về công tác đào tạo: Trên địa bàn Quảng Ninh TKV có 2 trường đào tạo nghề đã được nâng cấp thành trường cao đẳng nghề mỏ là: Trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm và Trường cao đẳng Hữu nghị Việt Xô, các trường này thực hiện đào tạo công nhân kỹ thuật, trung cấp và liên kết đại học nghề mỏ và các ngành nghề khác.

Theo báo cáo công tác đào tạo năm 2008-2009 của TKV: Năm 2008 đào tạo 13.551 người trong đó: Đại học: 3.102 người, sau đại học: 66 người, cao đẳng: 926 người, trung cấp: 4.010 người, sơ cấp: 5.447 người; Năm 2009 đào tạo 13.666 người trong đó: Đại học: 3.722 người, sau đại học: 55 người, cao đẳng: 613 người, trung cấp: 4.806 người, sơ cấp: 5.410 người [4, tr.3].

Nhìn vào tổng thể số và chất lượng lao động hiện nay trong các DNNN sau CPH ở ngành than Quảng Ninh, còn nổi lên một số bất cập, cần khắc phục là:

Thứ nhất, việc xây dựng quy chế tuyển dụng lao động trong DNNN sau

CPH do người sử dụng lao động quyết định là chính, bàn dân chủ với sự tham gia của Cơng đồn cơ sở cịn hình thức.

Thứ hai, so với thời kỳ đầu đổi mới, trình độ tay nghề của người lao

động, ý thức trách nhiệm, tinh thần làm chủ được nâng lên rõ rệt, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phat triển sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tình trạng thiếu thợ giỏi, tay nghề chun mơn cao có kinh nghiệm ở các doanh nghiệp còn khá phổ biến.

Thứ ba, các DNNN chưa đầu tư đúng mức cho đào tạo, bồi dưỡng, nâng

cao tay nghề cho người lao động, nên nguồn lao động có tay nghề cao ngày càng ít đi. Người lao động phải tự bỏ tiền cá nhân để nâng cao tay nghề, họ sẽ

khơng gắn bó với doanh nghiệp khi có nơi khác trả lương cao hơn, điều kiện lao động ít nặng nhọc hơn.

Thứ tư, doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc định hướng đào tạo nghề

và sắp xếp việc làm cho người lao động có sức khoẻ giảm sút, khiến họ thiếu thơng tin, dẫn đến tình trạng mất cân đối về cơ cấu nghề.

Về ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT):

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 52 DNNN đã CPH thưc hiện ký kết TƯLĐTT, theo quy định của Bộ Luật lao động, và hướng dẫn của Sở Lao động TBXH Quảng Ninh, tạo điều kiện đảm bảo lợi ích của cả người lao động và người sử dụng lao động.

Nội dung TƯLĐTT tập trung chủ yếu vào thoả thuận những điều cam kết về việc làm và bảo đảm việc làm; cam kết về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, về tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp lương, về định mức lao động, về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và cam kết về các thoả thuận khác như: ăn giữa ca, trợ cấp xe đưa đón cơng nhân, nhà ở, hiếu hỷ, ốm đau, lao động nữ sinh con…, khen thưởng con em người lao động; ưu đãi về đào tạo, học tập, cơng trình phúc lợi, văn hố thể thao, các bảo đảm cho cơng đồn cơ sở hoạt động…. Tuy nhiên, việc ký kết TƯLĐTT vẫn cịn mang tính hình thức, chưa thực sự là cơ sở pháp lý để thực hiện chính sách đối với người lao động. Nội dung các bản TƯLĐTT còn nặng về sao chép lại các quy định của pháp luật lao động, có nhiều nội dung trùng lặp với nội quy lao động, một số bản TƯLĐTT quy định nội bộ cịn có những nội dung bất lợi cho người lao động nhưng vẫn được áp dụng trong đơn vị doanh nghiệp.

Về chế độ làm việc, nghỉ ngơi

Các doanh nghiệp đều thực hiện chế độ 8h/ca và 48h/tuần, một số nghề gián tiếp thực hiện làm việc 44h hoặc 40h, đối với một số nghề nặng nhọc, độc hại, hay lao động nữ có thai từ 7 tháng trở lên thì doanh nghiệp vận dụng linh hoạt chế độ làm việc, khơng có trường hợp lao động nữ có thai làm việc 2,3 ca.

Việc huy động làm thêm giờ chỉ mang tính thời vụ, vào thời điểm nhất định như cuối năm, người lao động được bố trí nghỉ luân phiên một cách hợp lý nhằm đảm bảo sức khỏe lâu dài.

Những cơ chế quan tâm đến lợi ích người lao động một cách hợp lý đã thắt chặt mối quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động, động viên tinh thần lao động sản xuất đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w