Chính sách về nhà ở

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 104 - 106)

- Về các khoản trợ cấp là những chi phí khác bằng tiền cho những

3.2.1.5. Chính sách về nhà ở

Trong những năm qua các DNNN sau CPH ở ngành than Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng cải thiện nhà ở cho người lao động, nhưng nhìn chung về vấn đề nhà ở còn một số bất cập như: Nhà ở tập thể chỉ ưu tiên cho người độc thân, còn nếu người lao động lập gia đình thì tự lo chỗ ở; Một số khu tập thể điều kiện tiện nghi đầy đủ nhưng xa khu dân cư, sống biệt lập, tiện nghi nghe nhìn người lao động phải tự túc; Có khu tập thể quá gần nơi sản xuất, ồn ào, bụi bặm, không đảm bảo điều kiện nghỉ ngơi, sinh hoạt cho người lao động, như quần áo phải phơi trong phòng...; Một số khu tập thể xuống cấp, trang thiệt bị cũ, hỏng nhưng không được sửa chữa kịp thời nên công nhân không ở.

Việc phát triển nhà ở cho người lao động là nhiệm vụ rất quan trọng, là một trong những chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010 của các tỉnh và của ngành than Quảng Ninh. Phải coi đây là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống kinh tế, thu nhập cho nhân dân. Do vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các đơn vị xây dựng nhà ở cho người lao động như: tạo điều kiện về mặt bằng, hỗ trợ về vốn, về đất đai, về thuế...nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong xây dựng nhà ở cho người lao động.

Các quy định của pháp luật cần rõ ràng, cụ thể hơn, khuyến khích doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề nhà ở xã hội như Thơng tư 314/2007/TTBTC của Bộ Tài chính ngày 23/11/2007, trong đó quy định cho phép các doanh nghiệp có đầu tư nhà ở cho cơng nhân được tính vào chi phí sản xuất hợp lý.

Trong điều kiện cơng nhân lao động thu nhập cịn thấp, chưa đủ khả năng tài chính để mua nhà ở thì việc xây nhà ở tập thể trong chính sách phúc lợi cơng cộng là việc làm cần thiết để đảm bảo chỗ ở ổn định, giúp người lao động khắc phục khó khăn, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt thiết yếu để an tâm sản xuất. Như vậy, để giải quyết vấn đề nhà ở đòi hỏi doanh nghiệp tiếp tục có những giải pháp thiết thực nhằm giúp người lao động “ An cư lạc nghiệp”, ngày càng gắn bó với doanh nghiệp hơn.

TKV ra nghị quyết về xây dựng nhà ở tập thể cho công nhân trên cơ sở quỹ đất của doanh nghiệp, tạo điều kiện về tài chính, cho vay khơng tính lãi. Các doanh nghiệp than Dương Huy, Hà Lầm, Na Dương, Cao Ngạn... đã đưa vào sử dụng trên 2000 chỗ ở tập thể cho công nhân. Các doanh nghiệp khác đang thi công xây dựng chỗ ở tập thể như than ng Bí, Nam Mẫu, Vàng Danh, Mơng Dương, Hạ long... Các đơn vị đã chi 19,3 tỉ đồng để xây mới và sửa chữa 217 nhà cho cơng nhân gặp khó khăn về nhà ở, trong đó nguồn của Tập đồn là 11,9 tỉ đồng, các đơn vị đóng góp là 7,4 tỉ đồng. Cơng đồn TKV hỗ trợ 2,6 tỉ đồng cho 103 công nhân xây dựng, sửa chữa nhà ở từ quỹ “Mái ấm cơng đồn”.

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w