Tiếp tục đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 108 - 112)

- Về các khoản trợ cấp là những chi phí khác bằng tiền cho những

3.2.3. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo

cổ phần hóa để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo cơ sở vững chắc đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động

Cần đổi mới phương thức quản trị DNNN sau CPH để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sau cổ phần hoá hoạt động theo Luật doanh nghiệp, được điều hành bởi Hội đồng quản trị có sự tham gia của các thành phần kinh tế, tạo sự công khai, minh bạch hơn, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên phần vốn góp của minh. Việc kiểm tra, giám sát của các cổ đông nhất là cổ đông là nhà đầu tư chiến lược và người lao động trong doanh nghiệp đã có ý nghĩa thiết thực trong đổi mới về phương thức quản lý, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc đổi mới quản lý DNNN sau CPH phải nhằm giải quyết các yêu cầu sau đây:

- Đảm bảo hài hồ lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.

- Thực hiện công khai, minh bạch theo ngun tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán,...

Trong từng giai đoạn, Nhà nước đều xác định rõ các lĩnh vực, ngành nghề do Nhà nước cần nắm giữ hoặc chi phối nhằm đảm bảo duy trì vai trị chủ đạo của kinh tế Nhà nước để điều hành nền kinh tế quốc dân phát triển đúng định hướng.

Theo Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn 2007-2010 sẽ có 71 Tập đồn, Tổng cơng ty nhà nước thực hiện cổ phần hoá và Nhà nước tiếp tục nắm giữ tỷ lệ chi phối để đảm bảo giữ vai trò chủ đạo trong điều hành doanh nghiệp. Để tiến hành cổ phần hố thành cơng những đối tượng doanh nghiệp lớn này theo đúng yêu cầu và mục tiêu của Đảng, Nhà nước.

Việc quản lý phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hố được thực hiện thơng qua Đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo quy định tại Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và quy định tại Quy chế quản lý tài chính của cơng ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/2/2009 của Chính phủ, cụ thể: (i) Đối với các công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty, công ty mẹ, công ty nhà nước độc lập có vốn Nhà nước thì do các đơn vị này tiếp tục thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu; (ii) Đối với các công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập trực thuộc các Bộ, địa phương thì do Tổng cơng ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu.

Theo quy định tại Quy chế quản lý tài chính của cơng ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/2/2009 của Chính phủ thì đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư, góp vốn, điều chỉnh tăng giảm vốn đầu tư tại các công ty cổ phần; cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật, quyết định tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và các vấn đề đãi ngộ đối với người đại diện phần vốn nhà nước; giao nhiệm vụ và chỉ đạo người đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp

của Nhà nước giám sát kiểm tra việc sử dụng vốn góp, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo tồn và phát triển vốn góp.

Chính sách hỗ trợ người lao động mua cổ phần với giá ưu đãi là 60% giá đấu thấp nhất (thay vì giá ưu đãi 60% giá đấu giá thành cơng bình qn). Việc bán cổ phần ưu đãi cho người lao động là một chính sách ưu đãi của Nhà nước cho người lao động khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và được thực hiện nhất quán từ trước đến nay. Đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá trước Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 thì người lao động được mua tối đa 10 cổ phần cho mỗi năm đã làm việc thực tế tại khu vực nhà nước với giá giảm 30% so với mệnh giá ban đầu (mệnh giá một cổ phần là 100.000 đồng). Từ khi ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP (sau đó thay thế bằng Nghị định số 109/2007/NĐ-CP) đến nay, người lao động được mua tối đa 100 cổ phần (mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng) cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá giảm 40% so với giá đấu thành cơng bình quân bán cho nhà đầu tư khác. Như vậy, về cơ bản Chính phủ ln duy trì, thực hiện chính sách ưu đãi bán cổ phần cho người lao động cả về số lượng cũng như giá trị.

Chính sách nói trên như vậy về cơ bản đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ưu đãi cho người lao động trong các DNNN khi thực hiện cổ phần hố; Ngồi ra cịn phải giải quyết mối quan hệ hài hoà giữa người lao động trong DNNN và người lao động trong các lĩnh vực khác như: Nông dân, cán bộ viên chức nhà nước, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang,… Ngoài ra, để người lao động trong DNNN gắn bó với doanh nghiệp khơng phải chỉ bằng một biện pháp mua cổ phần ưu đãi mà còn nhiều vấn đề khác như: đảm bảo việc làm ổn định, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi…

Theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương, chính sách bán cổ phần ưu đãi cho người lao động được thực hiện một cách nghiêm túc. Tổng hợp 3.786 doanh nghiệp đã được cổ phần hố thì tỷ lệ người lao động trong doanh nghiệp mua cổ phiếu chiếm 12% vốn điều lệ. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp

cổ phần hố có quy mơ, ngành nghề, trình độ cơng nghệ, số lượng lao động khác nhau nên tỷ lệ cổ phần người lao động mua ưu đãi trên vốn điều lệ của các doanh nghiệp cổ phần hoá sẽ khác nhau. Ở ngành than Quảng Ninh lúc đầu CPH thì hơn 90% người lao động được mua cổ phiếu ưu đãi và không ưu đãi, với tỷ lệ chiếm khoảng 25% vốn điều lệ của công ty. Sau 1-2 năm, việc chuyển nhượng cổ phiếu là có xảy ra, nhưng với các cơng ty CPH năm 2008 thì rất ít xảy ra. Khi các cơng ty đã CPH lên sàn thì tỷ lệ người lao động nắm giữ cổ phần của DNNN sau CPH sẽ ít dần đi.

Ngồi các chính sách ưu đãi về mua cổ phần của người lao động quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP (theo số năm làm việc thực tế tại doanh nghiệp cổ phần hố), Bộ Tài chính đang nghiên cứu trình Chính phủ có chính sách để tạo điều kiện cho những người lao động có năng lực, có trình độ được mua thêm cổ phần như nhà đầu tư chiến lược tương ứng với số năm của người lao động cam kết làm việc tại doanh nghiệp sau cổ phần hoá với giá bán bằng giá đấu thành cơng bình qn. Bổ sung quy định nhằm hạn chế việc chuyển nhượng số cổ phần được Nhà nước bán theo giá ưu đãi cho người lao động theo hướng nếu chuyển nhượng sớm trong vịng 03 năm phải hồn trả lại cho Nhà nước giá trị đã ưu đãi được hưởng theo thời gian nắm giữ cổ phần.

Phải hồn thiện cơ chế, chính sách để các DNNN sau CPH được thực sự chủ động trong hoạt động SXKD và ngày càng hoạt động theo các tiêu chí thương mại như cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Nhà nước không can thiệp một cách trực tiếp vào các quyết định sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp mà chỉ can thiệp với tư cách là chủ sở hữu hoặc cổ đông giống như chủ sở hữu và các cổ đơng khác. Cơ chế, chính sách tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch và công khai để DNNN hoạt động sản xuất, kinh doanh. Xoá bỏ những độc quyền, đặc quyền của DNNN trong sản xuất, kinh doanh, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Mặt khác cơ chế chính sách đó phải đảm bảo quyền hạn, lợi ích của người quản lý, người lao động và gắn với kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. Con đường dễ

thực hiện bằng cách giảm cổ phần nắm giữ của Nhà nước, hoạc giữ nguyên nó mà phát hành thêm cổ phiếu

Các cơ chế, chính sách nhằm đổi mới cơ chế, tổ chức quản lý DNNN sau CPH như quy định về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước; quy định về giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; về quy chế quản lý tài chính của cơng ty nhà nước sau CPH và quản lý vốn nhà nước đầu tư của Nhà nước ở DNNN sau CPH; quy định rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cũng như trách nhiệm của bộ máy quản lý DNNN sau CPH; đổi mới mơ hình, cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động của DNNN sau CPH, ...

Căn cứ vào quy định của Bộ Luật lao động về quyền tự chủ quản lý và sử dụng lao động, các DNCPH ngành than Quảng Ninh đã dựa vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước xây dựng hành lang cơ chế về sử dụng và quản lý người lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Nhất là việc giải quyết lao động dôi dư, sắp xếp điều chỉnh lực lượng lao động phù hợp với điều kiện sản xuất mới nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn, từ đó nâng cao thu nhập của người lao động. Về vấn đề này, tổ chức cơng đồn có vai trị tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp về xây dựng quy chế quản lý lao động, quy chế đào tạo, tuyển dụng, quy chế trả lương, tiền thưởng công khai và công bằng dựa vào việc sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w