Xử lý hài hịa mối quan hệ tiền cơng, tiền thưởng và thu nhập từ phúc lợi tập thể để vừa nâng cao được mức sống của người lao động,

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 94 - 96)

- Về các khoản trợ cấp là những chi phí khác bằng tiền cho những

3.1.4. Xử lý hài hịa mối quan hệ tiền cơng, tiền thưởng và thu nhập từ phúc lợi tập thể để vừa nâng cao được mức sống của người lao động,

từ phúc lợi tập thể để vừa nâng cao được mức sống của người lao động, vừa thực hiện tốt nguyên tắc phân phối theo lao động, tạo động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động

Để nâng cao mức sống về vật chất và văn hóa của người lao động, sự phân phối thu nhập cho người lao động cịn phải được thực hiện thơng qua phúc lợi tập thể. Sự phân phối này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó góp phần:

- Phát huy tính tích cực lao động vì tập thể của người lao động.

- Nâng cao thêm mức sống, đặc biệt đối với những người thu nhập thấp, đời sống khó khăn, làm giảm sự chênh lệch quá đáng về thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng.

- Giáo dục ý thức cộng đồng, xây dựng chế độ xã hội mới.

- Quỹ phúc lợi tập thể là một bộ phận không thể thiếu được trong quá trình phân phối thu nhập cho cá nhân trong cộng đồng.

Tính hợp lý của quỹ phúc lợi tập thể phải được biểu hiện như sau: - Quỹ phúc lợi tập thể không thể mở rộng quá khả năng của doanh nghiệp cho phép.

- Tốc độ tăng trưởng thu nhập trực tiếp của cá nhân người lao động phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng phúc lợi tập thể.

Lợi ích của người lao động trong các DNNN sau CPH có được đảm bảo và đảm bảo được đầy đủ hay không thể hiện trước hết là người lao động phải có được việc làm thường xuyên, ổn định, phù hợp với thể lực, trí lực của mình. Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải có trách nhiệm phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Có được việc làm ổn định và mơi trường làm việc ngày càng tốt hơn ln là mong muốn chính đáng của người lao động, mà không thể ép họ lựa chọn hi sinh cái này để có cái khác. Một số lao động do quy chế cứng nhắc của doanh nghiệp, cộng thêm áp lực công việc đã khiến họ rời bỏ cơng việc đang làm, tìm việc ở một doanh nghiệp khác. Đây là vấn đề quan trọng mà các DNNN sau CPH đáng phải quan tâm: phải tạo được việc làm thường xuyên và cải thiện môi trường làm việc ngày một tốt hơn, tạo động lực để người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp.

Các DNNN sau CPH phải phát triển doanh nghiệp và gắn với sự phát triển đó là việc làm, thu nhập cho người lao động được tăng lên. Thêm vào đó, nếu tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh mà không tăng hiệu quả kinh tế - xã hội thì doanh nghiệp đó cũng chưa hồn thành trách nhiệm của mình. Việc xem xét, đánh giá mức độ đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNNN sau CPH phải có quan điểm tồn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó lấy lợi nhuận là một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; lấy mức độ ổn định thường

xuyên của công việc, thu nhập của người lao động, điều kiện làm việc để đánh giá hiệu quả về mặt xã hội.

Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã xác định điều kiện việc làm của người lao động là vấn đề quan trọng:

Tiếp tục hoàn chỉnh thể chế thị trường lao động và người sử dụng lao động. Đổi mới hệ thống bảo hiểm xã hội, đa dạng hóa hình thức bảo hiểm và phù hợp với kinh tế thị trường, xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện tốt chế độ bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động [12, tr.206].

Quán triệt quan điểm: đảm bảo lợi ích kinh tế cho người lao động gắn liền với cải thiện điều kiện làm việc sẽ là động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, tác động trực tiếp đến sự gắn bó lâu dài của người lao động với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w