Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề nghề, hiểu biết về luật pháp, kỷ luật lao động, ý thức làm chủ cho ngườ

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 112 - 116)

- Về các khoản trợ cấp là những chi phí khác bằng tiền cho những

3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề nghề, hiểu biết về luật pháp, kỷ luật lao động, ý thức làm chủ cho ngườ

nghề, hiểu biết về luật pháp, kỷ luật lao động, ý thức làm chủ cho người lao động

Đối với ngành than Quảng Ninh hiện nay, lực lượng lao động mới tuyển hàng năm đều đã qua đào tạo, lao động phổ thơng có xu hướng giảm, năm 2007: chiếm 32%, năm 2009: chiếm 23% đây là yếu tố tích cực để giải quyết những bất cập về trình độ và cơ cấu lao động. Tập đồn cần đẩy mạnh cơng tác đào tạo và đào tạo lại, nâng cao tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ, công nhân viên chức để từng bước đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn

nhân lực. Năm 2007 số cán bộ, công nhân qua đào tạo chiếm 56% đến năm 2009 chiếm 67%. Do đặc thù các nghề của ngành than là lao động nặng nhọc nên tỷ lệ tuyển dụng giữa nam và nữ chênh lệch đáng kể, chưa quan tâm đúng mức tới tuyển dụng và đào tạo lao động nữ.

Một số doanh nghiệp ít đầu tư đến đào tạo lại tay nghề cho người lao động, không thường xuyên tổ chức thi nâng bậc làm giảm động lực phấn đấu rèn luyện tay nghề của người lao động. Có cơng nhân tự bỏ tiền để học tập, nâng cao tay nghề, nhưng chỉ chiếm số ít, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần lao động của công nhân và không tạo được sự gắn kết với doanh nghiệp.

Các nhà kinh tế học cho rằng việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ chính là hoạt động đầu tư thích đáng nhất trong bối cảnh của sự phát triển kinh tế hiện nay, để sinh lời nhiều nhất. Như vậy, hình thức bồi dưỡng, đào tạo chính là từng bước giúp người lao động giản đơn thoát khỏi sự lo sợ thiếu lành nghề, thoát khỏi cảnh được gọi đến nhận việc sau cùng nhưng lại bị sa thải đầu tiên, thoát khỏi cuộc sống đầy bấp bênh do thu nhập thấp để bước sang lĩnh vực lao động phức tạp để có thể có nhiều sự lựa chọn với việc làm tốt hơn, phù hợp hơn... do có thu nhập cao. Cho nên khơng thể cải thiện đời sống người lao động, nâng cao mức sống của người dân... nếu như trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật của họ chưa được cải thiện. Và suy cho cùng thì một quốc gia khơng thể thốt khỏi hiểm họa của đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật... nếu quốc gia đó cịn chìm trong sự yếu kém về mặt văn hóa giáo dục.

Đây là giải pháp địi hỏi sự tham gia của nhiều phía: Chính sách về đào tạo cho người lao động của Nhà nước, sự tạo điều kiện của doanh nghiệp và ý thức tự giác, nhiệt tình của người lao động. ở phần trên đã đề cập đến giải pháp nâng cao trình độ cho người lao động trong các DNNN sau CPH thuộc về phía Nhà nước nên phần này chỉ đề cập đến giải pháp nâng cao trình độ cho người lao động thuộc về doanh nghiệp và bản thân người lao động.

Về phía các doanh nghiệp, cần tạo điều kiện và có các hình thức phù hợp để người lao động được tham gia học tập, nâng cao trình độ mà vẫn đảm bảo cơng việc chung và sức khỏe.

- Có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích người lao động nâng cao trình độ như: tạo điều kiện về kinh phí, thời gian cho người lao động được tham gia học tập. Có chế độ thưởng đối với những người lao động có thành tích cao trong học tập hoặc có nhiều đóng góp trong bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đồng nghiệp, tạo khơng khí thi đua lao động, học tập trong toàn doanh nghiệp.

- Người lao động đã được đào tạo, nâng cao tay nghề thì doanh nghiệp phải sử dụng họ một cách hợp lý, tương xứng với khả năng, trình độ mà họ đã đạt được. Bên cạnh đó phải có chế độ trả lương theo trình độ chun mơn tay nghề, phải làm cho lợi ích kinh tế của người lao động gắn chặt với tay nghề thì mới tạo động lực thơi thúc họ khơng ngừng học hỏi, sáng tạo vì sự phát triển của bản thân và của doanh nghiệp.

- Việc bồi dưỡng, đào tạo cho người lao động vừa mang tính chất tự nguyện, vừa mang tính bắt buộc. Đối với những người địi hỏi phải tiếp cận thị trường, tiếp thu công nghệ, kỹ thuật mới, đảm nhận những dây chuyền sản xuất mới, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới thì bồi dưỡng, đào tạo lại là bắt buộc. Đối với những người này đòi hỏi doanh nghiệp phải bố trí thời gian, dành kinh phí và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo họ. Đối với những người lao động khác muốn bồi dưỡng để thi nâng bậc, chuyển ngạch, ... thì việc bồi dưỡng, học tập là tự nguyện, doanh nghiệp khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để họ dễ dàng thực hiện.

- Đồng thời việc bồi dưỡng, đào tạo lại đó, phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng một số lao động có trình độ kỹ thuật, chuyên môn ở bậc cao, thông thạo cả lý thuyết và thực hành, trở thành người nịng cốt, có đủ khả năng tiếp thu và sử dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh, kèm cặp, hướng dẫn những người có trình độ thấp hơn. Đối với loại này, doanh nghiệp phải dành thời gian và kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi để họ an tâm học tập. Hình thức đào tạo có thể tập trung hoặc tại chức, ngắn hạn hoặc dài hạn, trong nước hoặc nước ngoài.

- Ngồi số lao động hiện có, phải tính tốn và có kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động mới, trẻ, khỏe, có trình độ thành thạo để thay thế số hiện có khi họ khơng cịn đủ sức sức lao động hoặc khi sản xuất kinh doanh mở rộng.

- Phải có chính sách giữ lao động có trình độ kỹ thuật, chun mơn, nghiệp vụ cao và thu hút lao động đó ở nơi khác về doanh nghiệp.

Như phần trên đã đề cập, giải pháp này cần có sự tham gia tích cực của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Bởi vì, trên thực tế mặc dù đa số người lao động có mong muốn được nâng cao trình độ học vấn, tay nghề và nhiều doanh nghiệp cũng đã tạo điều kiện để mong muốn đó trở thành hiện thực, nhưng khơng phải người lao động nào cũng đón nhận, kể cả việc đào tạo lại. Chính vì vậy, trước hết người lao động cần nhận thức được rằng học tập chính là việc làm cần thiết cho mình để có được việc làm ổn định và thu nhập cao. Vì vậy, đối với người lao động cần phải:

- Cần học tập, tìm hiểu về pháp luật lao động, trong đó nắm vững nội dung của hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết, cũng như yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà pháp luật đã quy định.

- Người lao động cần chủ động đề xuất với chủ doanh nghiệp, cơng đồn về nguyện vọng học tập, nâng cao tay nghề của mình, và cơng đồn phải là người tích cực tham gia vào vấn đề này, trên cơ sở nắm bắt thực trạng trình độ người lao động, căn cứ vào yêu cầu phát triển của doanh nghiệp để đề đạt với doanh nghiệp từng trường hợp cụ thể cần nâng cao trình độ và đào tạo lại.

- Người lao động cần xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất cũng như xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhất là văn hóa ứng xử với đồng nghiệp, với chủ doanh nghiệp trong công việc.

- Người lao động cần phải biết chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong những lúc cấp bách, khơng chỉ vì quyền lợi của mình mà sẵn sàng bỏ doanh nghiệp hoặc có những hành động phá hoại doanh nghiệp.

Tóm lại, việc đào tạo và đào tạo lại cho người lao động là nhằm tạo ra một lực lượng lao động có số lượng và chất lượng cao thích ứng với số lượng

và chất lượng trang bị kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại của doanh nghiệp, để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là điều kiện có ý nghĩa quyết định để đảm bảo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động một cách vững chắc.

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w