Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 116 - 118)

- Về các khoản trợ cấp là những chi phí khác bằng tiền cho những

3.2.5.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước

sát của Nhà nước

Trong các DNNN sau CPH ở ngành than Quảng Ninh, các tổ chức Đảng đều giữ vững và phát huy vai trị hạt nhân chính trị trong doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, đời sống cán bộ, công nhân lao động được nâng lên. Nhiều tổ chức Đảng trong các công ty cổ phần đã giữ vững được vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp, đa số các doanh nghiệp sau cổ phần hóa giữ được sự ổn định và phát triển. Tuy nhiên, trong sinh hoạt chi bộ, vẫn còn một số vướng mắc như với nhiều doanh nghiệp việc phổ biến Nghị quyết của Đảng nhiều khi chưa kịp thời, nhất là đối với những chi bộ mà đảng viên là công nhân trực tiếp sản xuất làm việc theo ca kíp. Điều quan trọng nhất hiện nay là tổ chức Đảng ở doanh nghiệp phải đảm bảo định hướng phát triển chính trị, đúng đường lối chính sách pháp luật; giáo dục đảng viên, cán bộ, cơng nhân viên giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, giúp doanh nghiệp lãnh đạo hoạt động của các đoàn thể…

Nâng cao vai trò của Đảng thể hiện trước hết là ở nâng cao vai trò của những đảng viên là thành viên Hội đồng quản trị và trong các bộ phận sản xuất, kinh doanh - những người gương mẫu, góp phần chủ yếu để công ty làm ăn phát đạt, lành mạnh. Hơn thế, chi bộ đảng cùng Hội đồng quản trị lựa chọn những cán bộ trẻ có tài đức, đưa vào quy hoạch bồi dưỡng, đào tạo nhằm giữ vững sự phát triển lâu dài, đúng định hướng. Đảng ủy cần lựa chọn những đảng viên vừa vững về nghiệp vụ, vừa tiêu biểu về đạo đức và tinh thần trách nhiệm để công ty tuyển chọn vào các cương vị lãnh đạo. Cái khó nhất là cơng ty cổ phần nói chung khơng cịn chỗ dựa dẫm, chờ bao cấp, người lãnh đạo không thể ăn dần vào vốn rồi hạ cánh an toàn và mặc nhiên cơ sở đảng vẫn giữ quyền lãnh đạo như khi cịn là DNNN. Do đó CPH đặt ra nhiều thử thách lớn đối với công tác Đảng. Trước hết, tổ chức đảng ở cơ sở phải thật sự vững mạnh. Hai là, Đảng phải làm cho quần chúng lao động trong công ty cổ phần hiểu rõ sâu sắc cơ chế của mơ hình doanh nghiệp mới.

Ở DNNN cũng như các cơ quan hành chính sự nghiệp thì mỗi cánh tay biểu quyết tại Đại hội cơng nhân viên chức đều có giá trị ngang nhau dù là giám đốc hay người thợ; nhưng ở cơng ty cổ phần thì biểu quyết trong đại hội cổ đơng của mỗi người chỉ có giá trị tương ứng với số cổ phiếu mà họ sở hữu, do đó việc làm chủ hay bảo đảm quyền dân chủ phải thể hiện trên nguyên tắc tôn trọng pháp luật và điều lệ cơng ty, đồng thời phát huy vai trị các tổ chức chính trị-xã hội trong khn khổ của pháp luật.

Sau khi DNNN đã đa dạng hóa sở hữu, thì mặc nhiên quyền quyết định tối cao thuộc về những người nắm nhiều cổ phiếu trong công ty cổ phần. Vì lợi ích của chính mình và doanh nghiệp, họ phải quản lý, điều hành kinh doanh theo hướng có lợi nhất, phải chọn người thật sự biết làm việc vào các vị trí chủ chốt. Đảng viên muốn giữ các vị trí đó, rõ ràng phải là người tiêu biểu. Tổ chức đảng lãnh đạo tại các đơn vị kinh tế đó phải có nhiều đảng viên đủ năng lực, giỏi nghiệp vụ chuyên môn, được những người sở hữu vốn và quần chúng trong doanh nghiệp tín nhiệm.

DNNN sau khi CPH sẽ có nhiều mức độ về xã hội hóa sở hữu, Nhà nước có thể giữ phần lớn cổ phần, giữ mức cổ phần chi phối hoặc một phần nhất định và có thể bán tồn bộ. Điều đó đặt cơng tác đảng ở cơng ty cổ phần trước yêu cầu thích ứng từng mức độ nêu trên. ở những những doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối, thì vai trị lãnh đạo của Đảng được bảo đảm cả bằng sức mạnh vật chất - tài chính và phẩm chất, tài năng đảng viên được phân công tham gia Hội đồng quản trị.

Nhưng ở những công ty mà Nhà nước nắm cổ phần không chi phối thì vai trị lãnh đạo của Đảng hồn tồn tùy thuộc uy tín của đảng viên và chất lượng cơng tác đảng; do đó phương pháp cơng tác phải khác, có lẽ phải đề cao và nhuần nhuyễn công tác vận động, giáo dục quần chúng, trong đó có việc động viên, giác ngộ những nhà giàu, tư sản...

Việc kết hợp các lợi ích kinh tế trong tồn bộ nền kinh tế nói chung, trong từng doanh nghiệp nói riêng bao giờ cũng được thể hiện trong các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ có Nhà nước mới có đầy đủ điều kiện vật chất và tư cách để hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mơ mà khơng một tổ chức nào có thể làm nổi. Nhà nước cần phải đẩy mạnh công tác hướng dẫn, kiểm tra về điều kiện vệ sinh an tồn lao động, bảo vệ mơi trường... xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch… Chú trọng việc quản lý hoạt động của của các DNNN sau CPH, nắm chắc tình hình hoạt động, xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh để các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi. Nhà nước cần thường xuyên theo dõi về quan hệ lao động trong doanh nghiệp nhằm giám sát việc thực hiện thỏa thuận giữa người lao động và chủ doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng lao động ...

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w