Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than Quảng Ninh

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 48 - 52)

nước sau cổ phần hoá ở ngành than Quảng Ninh

Với đặc thù ngành khai thác than, các DNNN có mức đầu tư lớn nhưng ít được đầu tư bằng vốn ngân sách, lực lượng lao động tập trung đông, địa bàn sản xuất ở vùng sâu vùng xa nên gặp nhiều khó khăn. Từ những năm 2000 trở lại đây, do nắm bắt được cơ chế thị trường đồng thời phát huy được năng lực sản xuất, các DNNN ngành than đều tăng trưởng mạnh về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước, tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, tham gia tốt các hoạt động xã hội. Một số doanh nghiệp phát triển theo hướng đa ngành nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc áp dụng công nghệ mới hiện đại, thiết bị tiên tiến trên thế giới. Đánh giá chung, các DNNN ngành than đã thực hiện tốt vai trị quản lý tài ngun than - khống sản được Nhà nước giao, quản lý tốt thị trường than, cung cấp đủ than cho nhu cầu trong nước, cân đối với xuất khẩu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tuy nhiên các DNNN có 100% vốn nhà nước cịn có sự trơng chờ vào Tập đồn, nên chưa xây dựng chiến lược phát triển phù hợp, chưa mạnh dạn đầu tư, nguồn nhân lực chưa được chuẩn bị tốt nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh,và hội nhập quốc tế. Trong điều kiện còn dựa vào vốn Nhà nước, các DNNN chưa năng động dám nghĩ, dám làm, hạn chế năng lực quản trị kinh doanh, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng sản lượng và phát triển sản xuất của DNNN ở ngành than Quảng Ninh.

Trên cơ sở quán triệt nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 9 (khóa IX) về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Cơng nghiệp, TKV đã xây dựng đề án sắp xếp lại các DNNN có 100% vốn nhà nước, trong đó có hướng CPH.

Sau một vài năm đầu triển khai thí điểm CPH các DNNN, trên cơ sở văn bản do Nhà nước ban hành, Bộ Công nghiệp hướng dẫn, TKV tiến hành hồn thiện các văn bản như: Điều lệ cơng ty CPH, phương án CPH, văn kiện Đại hội cổ đơng...giúp các đơn vị DNNN nhanh chóng tiến trình CPH. Trước khi tiến hành CPH, TKV tổ chức tập huấn, hướng dẫn, ban hành kế hoạch triển khai CPH, kế hoạch chuyển đổi, do vậy q trình triển khai thuận lợi, nhanh chóng, sản xuất kinh doanh của các DNNN sau CPH có những tiến bộ rõ rệt. Quá trình CPH các DNNN trong ngành than đã đạt những mục tiêu cơ bản sau:

a, Tập đoàn thực hiện chuyển đổi sang mơ hình cơng ty mẹ - con được thuận lợi, từ đó đã đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mơ và tính chất hoạt động của từng doanh nghiệp như cơng ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên... chứ không đơn thuần là doanh nghiệp nhà nước 100% vốn nhà nước.

b, Thực hiện CPH, giao, bán các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, TKV thu hồi được nguồn vốn đã đầu tư ở các công ty con mà Tập đồn khơng cần thiết phải duy trì việc nắm giữ 100% vốn để đầu tư vào các công ty con khác và đầu tư phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới phục vụ cho chiến lược phát triển của Tập đồn (như ngành cơng nghiệp bauxit- alumin nhơm, khai thác- chế biến sâu khống sản quan trọng, đầu tư các nhà máy điện, đóng tàu...), đồng thời giúp các công ty con huy động thêm được vốn của các nhà đầu tư khác, cũng như kinh nghiệm quản lý của họ để thay đổi phương thức quản trị công ty theo hướng năng động hơn, hiệu quả hơn và từng bước hội nhập quốc tế.

Thời kỳ đầu sắp xếp, Tập đồn đã thí điểm CPH 1 cơng ty than, và một số công ty dịch vụ thương mại, sửa chữa và chế tạo cơ khí, đến 2007 thì CPH các cơng ty than lộ thiên và năm 2008 thì CPH các cơng ty than hầm lò. Đến nay đã tiến hành CPH 27 DN, trong đó có 24 DNNN giữ 51%, có 3 DN NN giữ 35%. Nhìn chung, hoạt động theo mơ hình mới các DNNN sau CPH đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị do Hội đồng quản trị Tập đồn đề ra, đã phát huy tốt vai trị, chức năng của doanh nghiệp, đảm bảo cơ chế chính sách lợi ích của người lao động, nhờ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, hiệu quả sản xuất hàng năm được tăng lên, thu nhập của người lao động luôn ở mức cao trong khu vực, trên 5 triệu đồng/tháng [45, tr.3].

c, Những đơn vị được sắp xếp lại đã giải quyết tương đối dứt điểm những tồn tại về tài chính, lao động dôi dư, tái cơ cấu lực lượng lao động sau nhiều năm ít có điều kiện thực hiện (trước đây, Tập đồn đã hình thành Quỹ hỗ trợ sắp xếp, đổi mới cơ cấu lao động, nhưng việc sắp xếp lại lao động dôi dư vẫn chưa được dứt điểm so với khi tiến hành sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp).

d, Hầu hết các đơn vị sau khi chuyển đổi đều hoạt động có hiệu quả hơn so với khi chưa chuyển đổi: quy mô về vốn điều lệ tăng, đa sở hữu về vốn, người lao động trong công ty đã làm chủ thực sự, đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, ổn định việc làm, tăng thu nhập, hoạt động kinh doanh bước đầu có hiệu quả hơn trước, tăng trưởng ổn định về doanh thu, lợi nhuận, mở rộng thị trường thu hút thêm lao động, bảo toàn và phát triển vốn, cổ tức đạt từ 12-15%/năm, có một số đơn vị trong một số năm duy trì mức cổ tức cao hơn 20%, tăng quỹ đầu tư phát triển, thu nhập của người lao động tăng lên đáng kể. Chỉ có 2 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, dù định mức cổ tức thấp hơn, nhưng cũng đạt từ 9-11%/năm.

Tình hình hoạt động kinh doanh của các DNNN sau CPH ở ngành than Quảng Ninh qua các năm 2008, 2009 là năm các công ty đã hoạt động tương đối ổn định, xem ở bảng 2.1

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của các DNNN sau CPH ở

ngành than Quảng Ninh qua các năm 2008, 2009

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Stt Tên đơn vị điều lệVốn Doanh thu Lợi nhuận Nộp ngân sách

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2009

1 Cty CP Than Tây Nam Đá Mài - TKV 6531 352,58 435 22,684 30,781 13,074 30,772 Cty CP Than Núi Béo - TKV 60 1.524,98 1750 78,431 83,158 66,289 128,386 2 Cty CP Than Núi Béo - TKV 60 1.524,98 1750 78,431 83,158 66,289 128,386 3 Cty CP Than Cọc Sáu – TKV 100 1.864,71 1940 90,295 59,848 57,1 133,271 4 Cty CP Than Đèo Nai-TKV 80 1.636,47 1506 69,727 57,314 52,455 107,86 5 Cty CP Than Cao Sơn-TKV 100 1.965,00 1970 59,822 82,678 56,606 140,72 6 Cty CP Than Hà Tu-TKV 91 1.551,08 1478 86,498 63,226 38,981 97,698 7 Cty CP Than Hà Lầm-TKV 93 873,186 800 36,24 40,364 31,184 77,831 8 Cty CP Than Mông Dương-TKV 120,85 993,068 965 90,445 52,511 53,699 71,348 9 Cty CP Than Vàng Danh-TKV 123 1.844,61 1689 77,089 59,753 72,758 115,308 10 Cty CP Chế tạo máy-TKV 40 774,441 620 6,369 7,136 3,289 15,77 11 Cty CP CN Ơ tơ – TKV 27 210,628 211 6,804 3,943 3,938 7,699 12 Cty CP Thiết bị điện –TKV 22 134,213 145 6,082 5,842 3,053 4,287 13 Cty CP Cơ khí Mạo Khê-TKV 9,786 91,646 90 1,979 2,145 1,462 1,403 14 Cty CP Đại lý hàng hải-TKV 1,8 56,875 52 12,591 15,431 36,797 32,07 15 Cty CP Vận tải và ĐĐTM-TKV 16 121,369 124 3,342 3,628 1,155 2,924 16 Cty CP Vận tải thủy-TKV (Mới) 100 489,927 490,1 16,209 15,501 86,761 0,851 17 Cty CP Giám định – TKV 14 70,889 85,6 15,489 23,68 7,547 12,304 18 Cty CP Cảng Cửa Suốt-TKV 58 372,469 636 13,012 8,318 3,66 6,141

Tổng 7587,436 14928,13 15427,8 693,108 615,257 589,808 986,641

Nguồn: Các báo cáo tổng kết năm 2008, 2009 của Cơng đồn TKV

Qua bảng 2.1, có thể nhận thấy, phần lớn các DNNNN sau CPH đã đạt các chỉ tiêu chính về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: Tổng doanh thu năm 2009 là:15.427,8 tỷ đồng tăng 499,668 tỷ đồng đạt 103% so với năm 2008. Lợi nhuận năm 2009 là 615,257 tỷ đồng giảm 77,851 tỷ đồng đạt 89% so với năm 2008, nộp ngân sách năm 2009 là 986,641 tỷ đồng đạt 167%. Mặc dù đã chịu ảnh hưởng của

khủng hoảng kinh tế, giảm giá than, nhưng các DNNN sau CPH vẫn phát triển sản xuất, tích cực đầu tư, tăng trưởng sản lượng, doanh thu, đảm bảo có lợi nhuận và nộp ngân sách cao [46, tr.11].

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w