Đảm bảo kết hợp hài hịa lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 89 - 91)

- Về các khoản trợ cấp là những chi phí khác bằng tiền cho những

3.1.1. Đảm bảo kết hợp hài hịa lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động

doanh nghiệp và người lao động

Giữa lợi ích kinh tế Nhà nước, lợi ích kinh tế của doanh nghiệp và lợi ích kinh tế của người lao động có mối quan hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Doanh nghiệp phải tạo điều kiện để người lao động được làm việc, được cống hiến, được hưởng một cách xứng đáng những thành quả lao động do mình tạo ra. Đồng thời về phía người lao động, phải khơng ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chun mơn, trình độ tay nghề, làm việc vì sự phát triển của doanh nghiệp, cần phải biết cảm thơng, chia sẻ khi doanh nghiệp gặp khó khăn bất thường. Chỉ như vậy thì mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và doanh nghiệp mới hài hòa, tạo ra thế và lực cho phát triển doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. Sự tồn tại và phát triển của các DNNN sau CPH là do yêu cầu khách quan của việc phát triển nền kinh tế quốc dân, vì lợi ích chung của tồn xã hội, trong đó có lợi ích của từng cá nhân và tập thể người lao động trong doanh nghiệp. Lao động của mỗi cá nhân và của tập thể là một bộ phận hợp thành của lao động xã hội. Sản phẩm do người lao động tạo ra trong doanh nghiệp là thành quả chung của tập thể, của xã hội và vì lợi ích của các thành viên trong xã hội. Đó chính là cơ sở hình thành nên các lợi ích kinh tế cá nhân, tập thể và xã hội trong các DNNN sau CPH.

Mối quan hệ và sự thống nhất giữa ba lợi ích kinh tế cịn được biểu hiện ở chỗ, mỗi chủ thể của lợi ích đều mang ba lợi ích kinh tế. Nhà nước tổ chức, quản lý nền kinh tế nên Nhà nước đại biểu cho lợi ích của xã hội. Đồng thời, thơng qua việc mở rộng sự nghiệp phúc lợi, văn hóa, xã hội mà Nhà nước

chuyển lợi ích kinh tế của mình thành lợi ích kinh tế tập thể và lợi ích kinh tế cá nhân người lao động.

Lợi ích Nhà nước biểu hiện trực tiếp và tập trung lợi ích của xã hội ở chỗ: Nhà nước điều tiết để toàn bộ lao động và tài nguyên được sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất, phát triển nền kinh tế quốc dân một cách có kế hoạch, tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân…

Lợi ích của doanh nghiệp biểu hiện trực tiếp và tập trung ở chỗ: có việc làm đầy đủ, thường xuyên, tái sản xuất mở rộng thường xuyên, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và sự phân phối hợp lý lợi nhuận đó.

Lợi ích của cá nhân người lao động biểu hiện trực tiếp và tập trung ở chỗ: có được việc làm để được phân phối theo lao động, tăng thu nhập của cá nhân, tăng mức sống của bản thân và gia đình, cải thiện điều kiện lao động và dịch vụ.

Trong nền kinh tế nói chung, trong các DNNN sau CPH nói riêng, các lợi ích kinh tế khơng phải lúc nào cũng có sự vận động trùng khớp nhau, cùng chiều nhau. Sở dĩ như vậy là vì nhu cầu và mục đích của mỗi chủ thể kinh tế, mỗi cá nhân ở trong đó khơng đồng nhất nhau về mức độ, tính chất và phạm vi. Đó là một hiện tượng bình thường. Song hiện tượng này nếu không được xem xét, giải quyết một cách đúng đắn, hài hịa thì nó dẫn đến khơng bình thường khi mà các lợi ích kinh tế trở nên xung đột nhau. Chính vì mỗi một lợi ích có định hình của nó mà khơng thể đồng nhất ba lợi ích được. Nếu khơng giải quyết tốt mối quan hệ giữa chúng sẽ làm suy yếu và có thể dẫn đến việc triệt tiêu động lực, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến xung đột.

Vì vậy, vấn đề kết hợp các lợi ích kinh tế trở thành vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trước hết là trong các DNNN sau CPH. Về lý luận và thực tiễn, không thể nhấn mạnh một chiều lợi ích này, xem nhẹ lợi ích kia, mà phải có sự kết hợp hài hịa giữa ba lợi ích kinh tế. Nếu giải quyết tốt vấn đề này, thì chẳng những tránh được những xung đột có thể xảy ra trong các DNNN sau CPH mà nó cịn tạo ra một hợp lực to lớn và mạnh mẽ đẩy nhanh sự phát triển sản xuất kinh doanh trong DNNN sau CPH.

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w