Hồn thiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 101 - 103)

- Về các khoản trợ cấp là những chi phí khác bằng tiền cho những

3.2.1.3. Hồn thiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than

động trong các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than Quảng Ninh

Cần cải tiến chế độ thu và chi BHXH nhằm tạo điều kiện để người lao động không bị ràng buộc bởi một đơn vị hoặc thành phần kinh tế nào, miễn là họ tham gia đóng góp đầy đủ BHXH theo nghĩa vụ, đúng pháp luật. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Nhà nước cần điều chỉnh chính sách BHXH theo hướng:

- Thay đổi cơ cấu đóng BHXH. Hiện nay quỹ BHXH được hình thành theo nguyên tắc người sử dụng lao động đóng góp 15% tổng quỹ lương, người

lao động đóng góp 5% tiền lương. Đây là một bất hợp lý, dẫn đến nhiều DN trốn tránh đóng BHXH, cần khắc phục theo hướng giảm tỷ lệ đóng góp của người sử dụng lao động và tăng tỷ lệ đóng của người lao động. Để làm được điều này đi liền với nó phải tiến hành cải cách tiền lương để không ảnh hưởng đến thu nhập thực tế còn lại của người lao động.

- Điều chỉnh mức đóng góp bảo hiểm xã hội. Theo tính tốn, hiện nay thời gian đóng BHXH bình qn chỉ khoảng 20 năm, thời gian hưởng chế độ hưu trí bình qn 18 năm. Trong khi đó, tổng tỷ lệ đóng góp BHXH là 20% tiền lương, còn tỷ lệ hưởng BHXH là 75% mức lương đóng BHXH bình qn 5 năm trước khi nghỉ hưu. Điều này dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa tốc độ tăng thu và tốc độ tăng chi BHXH. Với xu hướng này, quỹ bảo hiểm sẽ bị mất cân đối do chi lớn hơn thu. Để khắc phục tình trạng này, cần điều chỉnh lại mức đóng BHXH cho phù hợp, đảm bảo tương quan hợp lý giữa tỷ lệ đóng góp và tỷ lệ hưởng, giữa thời gian đóng và thời gian tính mức lương hưu, giữa tuổi về hưu theo quy định và tuổi về hưu thực tế bình quân.

- Tăng cường pháp chế trong thu nộp BHXH. Hiện nay do chế độ thu chưa hợp lý và do chế tài chưa mạnh, nên tình trạng trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động cịn phổ biến. Đối với doanh nghiệp đã đóng BHXH, thì nhiều nơi đóng thiếu, khai giảm lao động, giảm quỹ lương để giảm mức đóng, tình trạng đóng chậm dẫn đến nợ đọng khá phổ biến. Để khắc phục tình trạng trên, cần ban hành chế tài sử phạt tài chính cụ thể đối với từng đối tượng vi phạm.

- Điều chỉnh quy định về chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH theo Nghị định 135/2007/NĐ- CP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ nhằm tăng tinh răn đe đối những doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ việc đóng BHXH cho người lao động. Theo Nghị định này, thẩm quyền xử phạt không thuộc cơ quan BHXH, mà thuộc về thanh tra lao động, UBND cấp tỉnh, huyện nên rất khó thực hiện. Vì vậy nhiều doanh nghiệp trốn đóng BHXH hoặc chiếm dụng tiền BHXH vì mục đích kinh doanh, hoặc sẵn

sàng chấp nhận nộp phạt vì mức phạt khơng cao. Vì vậy, cần tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra trên cơ sở phối hợp chặt chẽ các cơ quan: Thanh tra lao động, Liên đoàn lao động và các ngành có liên quan để đơn đốc các đơn vị sử dụng lao động thực hiện nghiêm các quy định của Luật BHXH, thực hiện xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH theo quy định tại Nghị định 135/2007/NĐ- CP.

- Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính của hệ thống ngành BHXH trong lĩnh vực thu, giải quyết chính sách cho người thụ hưởng các chế độ BHXH.

- Việc tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách BHXH, BHYT chưa thường xuyên, sâu rộng, nội dung tuyên truyền chưa bám sát thực tiễn, nên hiệu quả khơng cao, vẫn cịn một bộ phận người lao động chưa hiểu về chính sách BHXH. Vì vậy, cần tăng cường cơng tác tun truyền cả về hình thức và nội dung, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về quyền và trách nhiệm trong quá trình tham gia BHXH.

- Nhà nước cần chủ động việc xây dựng và thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Trong nền KTTT, thất nghiệp là hiện tượng thường không thể tránh khỏi, gây tác hại nhiều mặt về kinh tế, chính trị, xã hội. Ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp là một nội dung của quản lý nhà nước đối với thị trường sức lao động. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực còn rất mới mẻ đối với việc quản lý thị trường sức lao động ở nước ta. Vì vậy, Nhà nước cần xúc tiến việc nghiên cứu và ban hành chế độ bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện thí điểm rút kinh nghiệm và nhân rộng.

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w