Thực trạng thu nhập của người lao động

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 55 - 64)

Tập đồn cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam là Tập đồn kinh tế kinh doanh đa ngành: Than - Khống sản, Điện lực, Cơ khí, Vật liệu nổ công nghiệp,Vật liệu xây dựng, Thương mại - du lịch và dịch vụ. TKV có trên 125.000 lao động, 95 công ty thành viên hoạt động trên địa bàn cả nước. Trong đó, số lao động tại Quảng Ninh chiếm khoảng 90% toàn Tập đoàn, 57 doanh nghiệp sản xuất than, điện, thuốc nổ, chế tạo máy, phục vụ phụ trợ và sự nghiệp. Trong đó: 13 đơn vị thuộc cơng ty mẹ là TKV, 06 công ty con nhà nước và đơn vị sự nghiệp, 11 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 24 công ty cổ phần vốn Nhà nước trên 51%, 3 công ty cổ phần nhà nước và cổ phần không chi phối. Các doanh nghiệp ngành Than đã đóng góp tỷ trọng lớn nộp ngân sách và góp phần phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ninh. TKV luôn chú trọng việc xây dựng nguôn nhân lực đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng sản xuất , đảm bảo việc làm, thu nhập và từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người lao động [45, tr.1].

- Thu nhập dưới hình thức tiền cơng: Bộ Luật lao động nước ta đã quy định rõ về mức lương và cách trả lương cho người lao động ở các doanh nghiệp và Nghị định 110/2008/NĐ-CP, ngày 10 tháng 10 năm 2008 quy định: Mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp

quy định tại Điều 1 Nghị định này thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 theo các vùng như sau:

1. Mức 800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

2. Mức 740.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

3. Mức 690.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

4. Mức 650.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Và Nghị định 33/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 1/5/2009 là 650.000 đồng/ tháng.

Vùng 1: Doanh nghiệp hoạt động tại các quận và thành phố Hà Đơng thuộc Hà Nội; các quận thuộc thành phố Hồ chí Minh.

Vùng 2: Doanh nghiệp hoạt động tại các huyện Gia Lâm, Đơng Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hồi Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai và thành phố Sơn Tây thuộc Hà Nội; các huyện thuộc thành phố Hồ chí Minh; các quận, huyện Thủy Nguyên, An Dương của Hải Phòng; các quận, huyện thuộc Đà Nẵng; các quận Ninh Kiều, Bình Thủy thuộc Cần Thơ; thành phố Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên của tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Vùng 3: Doanh nghiệp hoạt động tại các thành phố trực thuộc tỉnh (trừ các thành phố thuộc tỉnh nêu tại vùng 2); các huyện còn lại của thành phố Hà Nội; thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh; thành phố Bắc Giang và các huyện Việt Yên, Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang; thị xã Hưng Yên và huyện Mỹ

Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên; thành phố Hải Dương và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí Linh, Kim Thành, Kim Mông thuộc Hải Dương; thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; các huyện còn lại của Hải Phịng; thành phố Móng Cái, các thị xã ng Bí, Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc thuộc Lâm Đồng; thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh thuộc Khánh Hòa; huyện Trảng Bàng thuộc Tây Ninh; các huyện còn lại của Bình Dương, Đồng Nai; thị xã Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước thuộc tỉnh Long An; các quận, huyện còn lại thuộc thành phố Cần Thơ; thị xã Bà Rịa và các huyện Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu.

Vùng 4: Gồm doanh nghiệp đóng trên các địa bàn cịn lại.

Nghị định 97/2009/NĐ-CP và Nghị định 98/2009/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong nước và lao động làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Theo đó, từ ngày 1/1/2010, mức lương tối thiểu vùng mới sẽ được áp dụng đối với những lao động tại các loại hình doanh nghiệp nói trên.

Mức lương tối thiểu sẽ được chia thành bốn vùng. Đối với các doanh nghiệp trong nước lần lượt là: vùng 1 (980.000 đồng/tháng), vùng 2 (880.000 đồng), vùng 3 (810.000 đồng), vùng 4 (730.000 đồng).

Đối với lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi lần lượt là: vùng 1 (1.340.000 đồng/tháng), vùng 2 (1.190.000 đồng), vùng 3 (1.040.000 đồng), vùng 4 (1.000.000 đồng).

Như vậy, mức lương tối thiểu vùng sắp tới sẽ cao hơn mức hiện nay từ 80.000-180.000 đồng/tháng.

Theo quy định, mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề, kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề, phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đã được quy định như trên. Đồng thời Chính

phủ cũng khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu được quy định

Đối với doanh nghiệp nhà nước, áp dụng mức thấp nhất bằng tiền lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 3 lần mức lương tối thiểu chung, cụ thể là từ 450.000 đến 1.350.000 đồng/tháng theo Nghị định 94/2006/NĐ-CP ngày 07 / 09 / 2006 của Chính phủ.

Hầu hết các DNNN sau CPH ở ngành than Quảng Ninh đều thực hiện tốt và tuân thủ đúng các quy định trên về tiền lương. Trên cơ sở các quy định về tiền lương tối thiểu, các doanh nghiệp thường áp dụng các hình thức trả lương như: lương thời gian, lương sản phẩm hay lương khoán.

Về lương thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của người lao động. Căn cứ để trả lương thời gian là thỏa thuận mức lương được ghi trong hợp đồng lao động và thời gian làm việc thực tế của người lao động để tính lương tháng, tuần, ngày, giờ. Cịn lương sản phẩm thường được áp dụng ở những cơ sở sản xuất ra sản phẩm và sản phẩm có thể định mức được. Căn cứ để trả lương sản phẩm là đơn giá sản phẩm trên cơ sở định mức lao động và cấp bậc công việc nhân với số lượng, chất lượng sản phẩm.

Để tăng cưịng cơng tác quản lý tiền lương, năm 2008 và 2009 Tổng Giám đốc TKV đã ban hành Chỉ thị số 36/CT-LĐTL ngày 20/2/2008 về việc tiếp tục thực hiện giãn cách tiền cơng trong Tập đồn, các cơng ty theo đó mức giãn cách giữa bội số tiền lương người cao nhất và thấp nhất từ 15 đến 22 lần; tiền công và thu nhập được phân phối theo năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả công tác của từng người, từng bộ phận một cách công khai và dân chủ, được thực hiện bình xét, bầu chọn từ tổ sản xuất thể hiện được tính dân chủ cao và sát với thực tế sản xuất; xác định hệ số giãn cách tiền lương của các chức danh, ngành nghề và nhóm nghề, thu nhập của người lao động đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động. Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã tăng cường các biện pháp tăng giờ cơng hữu

ích, giảm nhẹ cường độ lao động thông qua tổ chức sản xuất khoa học, tăng cường đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật; việc trả lương được thực hiện cơng khai, dân chủ, khuyến khích người lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi đã làm tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các các cơng ty của Tập đồn.

Mức tăng trưởng tiền lương của thợ lò năm 2008 tăng 24%; vận tải lò tăng 21% so với thực hiện 2007; tương ứng là mức tăng của công nhân vận hành khoan xoay là 8%, lái xúc là 12%, lái xe trong tải trọng lớn là 9% so với thực hiện năm 2007. Mức tiền lương bình qn của thợ lị đã gấp 1,1 lần so với công nhân lái xe, vận hành xúc, vận hành khoan (những năm trước mức tiền lương thợ lò chỉ đạt tương đương mức tiền lương bình qn của thợ chính khối lộ thiên).

Kết quả hàng năm mức tiền lương bình qn chung của các cơng ty đều tăng từ 5% đến 37%. Thể hiện qua bảng 2.5 Thu nhập bình quân/năm của người lao động trong các doanh nghiệp ngành than. Các DNNN sau CPH cùng có mức chung tương tự [46, tr. 4].

Bảng 2.5: Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong các doanh

nghiệp ngành than qua các năm

TT Chỉ tiêu Thời gian 2005 2006 2007 2008 2009 1 Lao động bình quân (Người) 99.333 109.000 117.617 121.289 125.000 2 Thu nhập b/quân (Triệu đồng/ người/tháng) 3,610 3,821 4,469 5,368 5,020

Nguồn: Báo cáo về Lao động tiền lương của Tập đồn Than Khống sản Việt Nam.

Qua bảng trên cho thấy số lao động bình quân trong các doanh nghiệp cũng như DNNN sau CPH qua các năm tăng dần, thu nhập bình quân cũng tăng dần, riêng thu nhập bình quân năm 2009 chưa đạt kế hoạch (5,020

trđ/KH 5,129 trđ) do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính thế giới, mặt khác đầu năm theo chỉ đạo của TKV giảm sản lượng xuất khẩu than, các khoản thu nhập khác lại dồn vào cuối năm, nên thu nhập chưa đạt kế hoạch đề ra.

Một số đơn vị, doanh nghiệp còn áp dụng chế độ trả lương khuyến khích người lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cao, như tăng thêm từ 1,2 đến 1,5 lần so với mức lương theo chức danh thợ cơ khí bậc cao, viên chức kỹ thuật, nghiệp vụ bậc cao, nhóm trưởng, với danh hiệu “người thợ có bàn tay vàng” cho cơng nhân sửa chữa có trình độ cao, tay nghề giỏi với mức khuyến khích bằng 20% lương cơ bản.

Đối với các DNNN sau CPH ở ngành than Quảng Ninh, căn cứ vào mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, doanh nghiệp xây dựng quy chế tiền lương với nhiều hình thức khac nhau, như theo khốn sản phẩm, khốn doanh thu cho từng đội sản xuất, tổ đội và cá nhân. Các DNNN sau CPH ngành than có nhiều đề xuất cải tiến, điều chỉnh tiền lương giữa các ngành nghề, từng công việc cụ thể, gắn với điều kiện như năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả công việc, bội số giãn cách giữa tiền lương cao nhất với thấp nhất là 13,5 lần. Năm 2008, thu nhập bình quân của người lao động là 5 tr.đ/tháng; năm 2009 đạt mức thu nhập từ 5,2- 5,6 tr.đ/tháng. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến khâu tiêu thụ than trên thị trường thế giới, nhưng các doanh nghiệp CPH ngành than vẫn duy trì được bạn hàng, tiếp tục sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, vì thế đạt mức thu nhập cao hơn so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đảm bảo mức lương cơ bản, chế độ tiền thưởng, quà tết, thăm hỏi những người có hồn cảnh khó khăn... vẫn được doanh nghiệp thực hiện nhằm động viên kịp thời người lao động. Do vậy, người lao động an tâm và tin tưởng vào doanh nghiệp, cùng cố gắng vượt qua thời kỳ khó khăn của khủng hoảng kinh tế [46, tr.3].

Ngoài việc thực hiện chế độ tiền lương, doanh nghiệp xây dựng quy chế tiền thưởng, khuyến khích cá nhân, tập thể đạt năng suất cao, nên gắn ý thức,

trách nhiệm của người lao động với mỗi sản phẩm, do vậy thu nhập bình quân năm 2009 tăng lên rõ rệt so với 2008.

Tuy nhiên, hiện nay khó khăn nhất là ở doanh nghiệp khai thác hầm lị, nơi lao động nặng nhọc nhất, mơi trường độc hại nhất, và khả năng mắc bệnh nghề nghiệp cao nhất, thường xảy ra tình trạng cơng nhân bỏ việc vì nhiều lý do. Trung tâm là mức lương chưa đáp ứng nhu cầu người lao động, chưa phù hợp với sức lao động bỏ ra, và thấp so với ngành nghề khác, đồng thời yêu cầu của người lao động cần thay đổi việc làm khác sau nhiều năm lao động nặng nhọc, dẫn doanh nghiệp đến thiếu lao động, hay thường xuyên tuyển dụng lao động mới (năm 2008 số lao động tăng 13%, giảm 8,9%, năm 2009 tăng 9,9%, giăm 7,6%). Mặc dù năm 2009, Tập đoàn đã hỗ trợ 2000 lao động có thu nhập thấp do nghỉ chờ việc, nhưng vẫn có nhiều cơng nhân bỏ việc, điều đó cho thấy, chính sách tiền lương và giải quyết việc làm cần phải điều chỉnh dể đảm bảo lực lượng lao động ổn định [45, tr. 9].

Mặc dù Nhà nước đã quy định mức lương tối thiểu làm căn cứ để xây dựng chính sách tiền lương và thu nhập đối với người lao động, nhưng vẫn cịn khơng ít người lao động trong các doanh nghiệp chỉ hưởng lương theo khoán sản phẩm, tức hưởng lương theo định mức lao động. Nghĩa là chỉ một số người có tay nghề cao được lựa chọn, rồi áp mức sản lượng và tính theo đơn giá. Cách trả lương này gây thiệt thịi cho người lao động, vì định mức sản lượng thường rất cao, làm cho người lao động khó đáp ứng yêu cầu, dẫn đến thu nhập thấp. Chưa kể đến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ còn chậm trả lương cho người lao động, khơng theo đúng hợp đồng, nên tình trạng người lao động gặp khó khăn ở một số DNNN sau CPH còn nhiều.

- Thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền thưởng, ngồi tiền

lương tháng theo hợp đồng, người lao động còn được nhận tiền thưởng, nếu họ làm tốt và vượt định mức công việc theo hợp đồng. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp đều xây dựng chế độ tiền thưởng để khuyến khích, động viên người lao động hăng hái, chủ động và sáng tạo hơn trong lao động sản xuất.

Mức độ thưởng trong từng doanh nghiệp khác nhau, tùy thuộc vào tình hình sản xuất và kết quả doanh thu hàng quý, hàng năm. Đa số các doanh nghiệp thưởng bằng mức lương tháng thứ 13, số ít thưởng thêm tháng lương thứ 14. Doanh nghiệp nào trả tiền thưởng cao cho người lao động có sáng kiến cải tiến, thường thu hút được chất xám cho doanh nghiệp.

So với khi doanh nghiệp chưa CPH, thì tổng thu nhập của người lao động đa số tăng lên đáng kể. Nguyên nhân trực tiếp là do khi DNNN sau CPH thì người lao động trở thành chủ sở hữu một phần tài sản của doanh nghiệp, buộc ý thức lao động và tinh thần trách nhiệm của người lao động trực tiếp gắn bó với doanh nghiệp trong quá trình lao động sản xuất, điều này góp phần đáng kể tăng năng suất lao động, tăng doanh thu của doanh nghiệp. Điều khác biệt là ngoài thu nhập tiền lương, tiền thưởng, người lao động được hưởng phần lợi tức do họ góp cổ phần vào doanh nghiệp, mức lợi tức tùy vào khả năng kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp và tùy vào mức đóng góp cổ phần. Hiện nay, số người lao động tham gia cổ phần chưa nhiều, một mặt do khả năng tài chính của họ, mặt khác do doanh nghiệp chưa hấp dẫn được người lao động, chưa tạo được niềm tin cho họ sau khi doanh nghiệp được CPH.

* Tuy nhiên bên cạnh những việc làm được cịn một số khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết:

Một số nơi chưa có sự quan tâm đúng mức đối với việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi, sắp xếp lao động. Cơ chế quản lý, giám sát an toàn và tiêu thụ than cũng làm phát sinh tăng lực lượng lao động phụ trợ như lực lượng bảo vệ mỏ (thời điểm cuối 2009 tại Quảng Ninh có 4300 bảo vệ mỏ), lực lượng giao nhận than (giao nhận than nguyên khai, tiêu thụ cuối nguồn...), lực lượng giám sát an toàn, ...

Sản lượng khai thác than từ các lị chợ cơng suất cao thường thấp hơn

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w