Tăng cường vai trị của tổ chức Cơng đồn, đồn thanh niên của doanh nghiệp trong tham gia xây dựng và thực thi luật pháp, chính

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 118 - 125)

- Về các khoản trợ cấp là những chi phí khác bằng tiền cho những

3.2.5.2. Tăng cường vai trị của tổ chức Cơng đồn, đồn thanh niên của doanh nghiệp trong tham gia xây dựng và thực thi luật pháp, chính

của doanh nghiệp trong tham gia xây dựng và thực thi luật pháp, chính sách liên quan đến lợi ích kinh tế của người lao động

Trước đây quan hệ lao động là do Nhà nước và công nhân trong doanh nghiệp tạo thành và lấy lợi ích chung làm điểm xuất phát, còn hiện nay quan hệ

lao động là do doanh nghiệp và người lao động tạo thành trên cơ sở hai bên hợp tác, hợp đồng cùng có lợi. Do đó, hoạt động của cơng đồn và đồn thanh niên phải coi lĩnh vực hoạt động chính là quan hệ lao động theo hướng xây dựng quan hệ lao dộng hài hòa, ổn định và tiến bộ. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Cơng đồn có vai trị điều hồ và ổn định quan hệ lao động xã hội, đây là vai trị khơng một tổ chức nào khác có thể thay thế. Bởi vì, Cơng đồn là đại diện một bên của quan hệ lao động, thiếu Cơng đồn khơng thể tạo thành quan hệ lao động hồn chỉnh. Chính sự điều tiết quan hệ lao động u cầu Cơng đồn phải tham gia, bởi vì việc điều tiết quan hệ lao động trong cơ chế thị trường là do hai bên trong quan hệ lao động qua cơ chế thị trường tự điều tiết, khơng có sự tham gia của Cơng đồn, quan hệ lao động sẽ khơng thể vận hành bình thường.

Do tính chất quan hệ lao động thay đổi, nên vai trị của cơng đồn đối với người lao động cũng có sự biến đổi, thể hiện ở những mặt sau đây:

- Cơng đồn coi trọng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng nhân, viên chức, lao động. Các cấp cơng đồn, nhất là cơng đồn cơ sở, đi sâu vào đời sống công nhân, người lao động, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của họ; kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động; kịp thời tham gia với giới chủ, người sử dụng lao động đưa ra những giải pháp tích cực giải quyết những mâu thuẫn này; quan tâm đến vấn đề tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường sinh thái. Trong điều kiện hiện nay, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của cơng nhân, lao động là nhiệm vụ trọng tâm của Cơng đồn trong q trình hội nhập và phát triển kinh tế. Cơng đồn là tổ chức đại diện bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp cho người lao động trong các doanh nghiệp nói chung, các DNNN sau CPH nói riêng. Nhưng việc bảo vệ lợi ích cho người lao động trong các DNNN sau CPH ở ngành than Quảng Ninh hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Làm thế nào để vừa đảm bảo được lợi ích của người lao động, vừa khuyến khích được doanh nghiệp phát triển lại khơng tổn hại đến lợi ích của Nhà

nước. Dù ở lĩnh vực công tác nào, thuộc đơn vị nào, doanh nghiệp nào… phải hiểu tổ chức Cơng đồn là của người lao động và vì người lao động. Tổ chức Cơng đồn có đủ khả năng đại diện và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động nhưng tổ chức Cơng đồn khơng phải là tổ chức đối kháng với cơ quan quản lý (chủ doanh nghiệp). Hơn ai hết, cán bộ cơng đồn phải có sự nhìn nhận thấu đáo về bản chất của quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các DNNN sau CPH.

- Công đồn đẩy mạnh cơng tác giáo dục, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, kiến thức pháp luật cho người lao động. Nền kinh tế mở ở Việt Nam ngày nay có nhiều ưu điểm, nhưng cũng là “mảnh đất” làm nảy sinh những tiêu cực xã hội. Vì thế, Cơng đồn cần phát huy vai trị của mình trong việc giáo dục cơng nhân, viên chức, lao động nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác -Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại. Đó là những yếu tố quan trọng làm cho vai trò của Cơng đồn ngày càng mở rộng và phát triển. Cơng đồn thực sự là người đại diện của người lao động, điều hòa quan hệ lao động, thúc đẩy sự phát triển và ổn định xã hội. Cơng đồn chủ động phối hợp với người sử dụng lao động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; tích cực giải quyết mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên để phòng ngừa, giảm thiểu các tranh chấp lao động; xây dựng mối quan hệ phối hợp với các cơ quan nhà nước nhằm thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi bên, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

- Thay mặt người lao động phối hợp với các cơ quan nhà nước tham gia xây dựng và hồn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật đáp ứng yêu cầu của phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật, nhất là các chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động; thực hiện tốt cơ chế đối thoại giữa người lao động với người sử dụng lao động, chủ động tham gia giải

quyết có hiệu quả các tranh chấp lao động để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng nhân, viên chức, lao động.

- Cơng đồn tích cực tham gia thúc đẩy việc hoàn thiện “cơ chế ba bên” trong kinh tế thị trường. Cơ chế ba bên là một trong những hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa nhà nước-giới chủ-người lao động (đại diện là cơng đồn) nhằm thay đổi cách thức quan hệ lao động, làm hài hòa quan hệ chủ-thợ tương thích với cơ chế quản lý nhà nước.

Trong cơ chế này Chính phủ có trách nhiệm đặt ra luật pháp, quy chế. Cơng đồn là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho người lao động, có kiến nghị, tham gia quá trình lập pháp và đặt ra giải pháp tạo sự căn cứ pháp luật ổn định cho cơng đồn trong q trình bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.

Cơng đồn, một mặt, có nhiệm vụ tham gia với Chính phủ xây dựng kế hoạch, xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; mặt khác, giám sát hoạt động của Chính phủ. Việc tham gia giám sát phải dựa trên cơ sở khoa học, điều tra phân tích tình hình việc làm và đời sống của người lao động và tình hình kinh tế - xã hội nói chung. Cơng đồn tận dụng ưu thế của tổ chức mình quan hệ chặt chẽ với người lao động, phản ánh với Nhà nước, đưa ra kiến nghị hợp lý, thúc đẩy việc soạn thảo pháp luật, hồn thiện chính sách lao động. Cơng đồn phải là người tổ chức cơng tác kiểm tra, giám sát của công nhân đối với việc thực hiện chính của Đảng và Nhà nước tại doanh nghiệp. Theo V.I.Lênin, đây là biện pháp tối quan trọng để ngăn chặn mọi hành vi vi phạm quyền lợi của người lao động và cũng chính là bước khởi đầu của sự điều tiết của nhà nước đối với hoạt động kinh tế. Kiểm tra của công nhân mở ra khả năng thu hút rộng rãi quần chúng vào quản lý, nâng cao ý thức và tính tổ chức của họ. Kiểm tra của cơng nhân là hình thức cụ thể của việc phát sinh và phát triển các quan hệ xã hội XHCN, và là khởi đầu vai trò kinh tế của nhà nước. Lênin viết: “...những hình thức và phương pháp kiểm tra từ dưới lên, càng phải hết sức muôn vẻ để làm tê liệt mọi khả năng, dù nhỏ đến đâu dẫn tới xuyên tạc chính quyền Xơ-viết, để tiếp tục và ln ln loại trừ cho tiệt cái thứ cỏ dại chủ nghĩa quan liêu” [19, tr.253-254].

- Trong các doanh nghiệp, việc bảo vệ quyền lao động của người lao động được thực hiện thông qua việc xây dựng chế độ bình đẳng thương lượng. Đây là nội dụng quan trọng trong ký kết thỏa ước tập thể. Các vấn đề xúc tiến việc làm, bồi dưỡng nghề nghiệp cần trở thành điều khoản quan trọng để tạo điều kiện pháp quy cho người lao động nâng cao trình độ học vấn, tay nghề của mình, đồng thời nâng cao nguồn lực của doanh nghiệp. Cơng đồn là người đại diện chính đáng của người lao động, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể và coi thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý để giải quyết quan hệ lao động. Thông qua thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, Cơng đồn mang tiếng nói của cơng nhân, lao động đến người sử dụng lao động, bình đẳng thương lượng với người sử dụng lao động, giải quyết những xung đột để người sử dụng lao động và người lao động hiểu nhau hơn, hạn chế những những mâu thuẫn có thể nảy sinh. Thông qua theo dõi, quản lý việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, Nhà nước có những thơng tin cần thiết để kịp thời điều chỉnh chế độ, chính sách của mình cho phù hợp với điều kiện thực tế tại doanh nghiệp và tình hình phát triển của nền kinh tế.

Đoàn thanh niên tập hợp những người lao động trẻ, tổ chức cho họ tham gia quản lý sản xuất, áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, rèn luyện đạo đức, tác phong kỷ luật...nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh tế, xã hội của đơn vị, xây dựng đội ngũ những người lao dộng gắn bó với doanh nghiệp. Quan hệ với người quản lý doanh nghiệp, thông qua quy chế phối hợp hoạt động nhằm đảm bảo lợi ích của lao động trẻ, tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên tham gia xây dựng đảng, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh.

KẾT LUẬN

Lợi ích kinh tế là một trong những vấn đề sống còn của sản xuất và đời sống xã hội. Lịch sử đã từng chứng minh, động lực thúc đẩy con người hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội khơng phải là cái gì khác ngồi lợi ích kinh tế của họ. Chính những lợi ích kinh tế đó đã gắn bó con người với doanh nghiêp tạo ra ở con người những sự kích thích, thơi thúc, khát vọng và sự say mê trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc CPH các DNNN nói chung là điều kiện thuận lợi để kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế của Nhà nước, của DN và của người lao động, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập của người lao động. Đối với ngành than Quảng Ninh cũng vậy, hầu hết các DNNN sau CPH đều hoạt động có hiệu quả hơn: quy mô về vốn điều lệ tăng, đa sở hữu về vốn, người lao động trong công ty đã làm chủ thực sự, đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, ổn định việc làm, tăng thu nhập, hoạt động kinh doanh bước đầu có hiệu quả hơn trước, tăng trưởng ổn định về doanh thu, lợi nhuận, mở rộng thị trường thu hút thêm lao động, bảo toàn và phát triển vốn, cổ tức, có một số đơn vị trong một số năm duy trì mức cổ tức cao, tăng quỹ đầu tư phát triển, thu nhập của người lao động tăng lên đáng kể. Tuy nhiên trong việc giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế của cơng nhân vẫn còn nhiều tồn tại như các vấn đề tiền công, tiền thưởng chưa đáp ứng được yêu cầu tái sản xuất sức lao động, bảo hộ và an tồn lao động chưa đảm bảo, cịn xẩy ra nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, giải quyết vấn đề nhà ở, bệnh nghề nghiệp cho công nhân chưa thỏa đáng.

Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn đã hệ thống và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về lợi ích kinh tế ; hệ thống hóa các quy định của luật pháp và chính sách của Nhà nước có liên quan đến lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNNN và trong các DNNN sau CPH ở ngành than Quảng

Ninh. Phân tích thực trạng, tìm ra những tồn tại và ngun nhân, từ đó luận văn đề xuất các quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động.

Thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp đó sẽ đảm bảo được sự kết hợp hài hịa lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển SXKD, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người lao động trong các DNNN sau CPH ở ngành than Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 118 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w