Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động phải trên cơ sở phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo việc làm

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 91 - 93)

- Về các khoản trợ cấp là những chi phí khác bằng tiền cho những

3.1.2. Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động phải trên cơ sở phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo việc làm

phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo việc làm và không ngừng tăng thu nhập cho người lao động

Lợi ích của người lao động luôn gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh CNH, HĐH, các doanh nghiệp CPH ngành than Quảng Ninh trở thành đơn vị tiên phong, mở đường cho ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển đi đơi với việc đảm bảo lợi ích của người lao động, vấn đề đầu tiên doanh nghiệp cần phải bắt đầu từ sự quan tâm, đầu tư kỹ thuật, thiết bị và công nghệ mới. Một doanh nghiệp không đầu tư, đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất, sẽ không thể đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đặt ra về năng suất, chất lượng, hiệu quả, thậm chí cả tốc độ sản xuất và năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị trường, khi đó lợi ích của người lao động cũng sẽ bấp bênh.

Người lao động có nhiều lợi ích khi doanh nghiệp quan tâm đầu tư kỹ thuật và đổi mới cơng nghệ, lợi ích của họ gắn với q trình ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới của doanh nghiệp bởi người lao động có nhu cầu được sử dụng kỹ thuật và công nghệ nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất lao động, nhờ đó lợi ích của họ cũng tăng lên đáng kể. Ví dụ, một lái xe tải chở than thu nhập bình quân 4-5 tr.đ/tháng, nhưng khi người đó lái xe tải hiện đại điều khiển bằng vi tính thì thu nhập sẽ là 5 -7 tr.đ/ tháng, phụ thuộc vào số ngày công. Mặt khác, phương tiện lao động cơng nghệ mới sẽ giải phóng sức lao động cơ bắp của người lao động, hạn chế tác động độc hại, ô nhiễm.... Hàng năm các doanh nghiệp đầu tư trung bình từ 2.000- 3.000 tỷ đồng cho ứng dụng kỹ thuật và đổi mới công nghệ, nhất là doanh nghiệp khai thác hầm lị, rất tích cực đổi mới cơng nghệ như đưa cột chống thủy lực đơn vào thay thế cho cột gỗ truyền thống, giá chống thủy lực di động, máy khấu than, máy khấu than đồng bộ, máy đào lị... các loại xe có trọng tải lớn từ 55-96 tấn, máy xúc thủy lực có dung tích từ 8 -12m3/gầu...

đã làm giảm nhẹ sức lao động, tạo ra năng suất lao động và đảm bảo an toàn lao động hơn [45, tr.7].

Năm 2008, mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, TKV vẫn cơ cấu lại dây chuyền sản xuất hợp lý, rà soát, sắp xếp lại lao động ở các đơn vị cho 120.100 người, trong đó có 24.803 nữ. Sang năm 2009, sản xuất than vẫn duy trì và phát triển nên thu nhập đạt bình quân 5tr.đ/ tháng/người, một số doanh nghiệp đạt mức thu nhập cao trên 5,5 tr.đ như Mông Dương, Vàng Danh, Nam Mẫu, Cọc Sáu... Các doanh nghiệp CPH tích cực đầu tư xây dựng cơ bản, ứng dụng kỹ thuât và công nghệ mới, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, nâng cao quyền lợi của họ, do đó khơng khí lao động phấn khởi, tin tưởng thúc đẩy sản xuất phát triển [46, tr. 2].

Sự tồn tại và phát triển của các DNNN sau CPH và việc đảm bảo thực hiện lợi ích kinh tế cá nhân người lao động trong các doanh nghiệp đó là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau. Thực tiễn đã chứng minh, những doanh nghiệp sản xuất phát triển, làm ăn có lãi đều là những doanh nghiệp đảm bảo thực hiện tốt lợi ích kinh tế của người lao động. Trái lại, những doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, làm ăn thua lỗ đều là những doanh nghiệp không đảm bảo thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động. Nó thể hiện ở chỗ, việc làm hết sức bấp bênh, tiền lương và thu nhập thấp, không đảm bảo được nhu cầu nhiều mặt trong đời sống của bản thân người lao động.

Trong quá trình sản xuất, sức lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Để phát huy năng lực tiềm tàng của hàng hóa sức lao động, phải đảm bảo cho người lao động phát huy được hết sức lao động của họ vào sản xuất. Muốn vậy, vấn đề tiên quyết khơng có gì khác hơn là giúp cho người lao động có một mức thu nhập ổn định. Có như vậy họ mới có điều kiện để tái tạo ra sức lao động của chính bản thân, đồng thời ni sống gia đình họ.

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở ngành than quyền lực (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w